Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đề phòng lực lượng quân Minh sắp sang cứu viện Vương Thông, vào tháng 4 năm Bình Định Vương thứ 10 [27/4-25/5/1427]; Bình Định Vương Lê Lợi ra lệnh tu sửa ải Lê Hoa, tại thượng nguồn sông Lô; cùng canh giữ và kiểm soát gắt vùng biên giới:

Mùa hạ, tháng 4, sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa.”[1]

Hạ lệnh cho những nơi trọng yếu phải canh giữ cho nghiêm, xét hỏi kỹ những người lạ mặt và thư từ về việc quân qua biên giới xem có thực hay là giả.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 35a. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào khoảng tháng 2 năm Bình Định Vương thứ 10 [26/2-27/3/1247] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Vương Thông lo củng cố phòng thủ thành Đông Quan, ý chờ viện binh tới. Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn thư, xét tình hình hai nước, phân tích lợi hại, chỉ cho y biết con đường sống duy nhất, là giảng hòa, rút quân về:

Lại thư dụ Vương Thông.

Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào tháng Giêng năm Bình Định Vương thứ 10 [28/1-25/2/1427] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Bình Định Vương Lê Lợi dời đại bản đoanh từ huyện Thanh Trì [Hà Nội], sang dinh Bồ Đề tại huyện Gia Lâm, Bắc Ninh; đối lũy với thành Đông Quan. Nơi đây cho xây lầu cao, từ đó Vương và vị đại thần phụ tá Thượng thư bộ Lại Nguyễn Trãi, có thể quan sát động tĩnh; điều binh bao vây xung quanh thành:

Năm Đinh Mùi, mùa xuân, tháng Giêng [28/1-25/2/1427], vua tiến quân sang bờ bắc sông Lô, đối lũy với thành Đông Quan. Bọn Thiếu úy Lê Khả giữ cửa Đông, Tư đồ Lê Lễ giữ cửa Nam, Thái giám Lê Chửng đem hai vệ Thiết đột là bọn Nghi Phúc giữ cửa Tây, Thiếu úy Lê Triện đem quân hai vệ giữ cửa Bắc, vây đánh thành Đông Quan….Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P7)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tin thắng trận tại Tốt Động báo đến hành doanh Lỗi Giang, Thanh Hóa; Bình Định Vương cấp tốc mang đại quân ra Bắc; khi đến huyện Chương Mỹ [Hà Tây], các tướng đều ra đón mừng. Bấy giờ quân Minh thiếu vũ khí, bèn cho phá hủy chuông, vạc của ta làm súng đạn; cùng cử người thay thế Thượng thư Trần Hiệp đã tử trận:

Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục, ngày đêm đi gấp. Ngày 11 [10/11/1426], tới sông Lũng Giang [sông Đáy] đóng dinh, các tướng tới đón mừng…. Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh[1] để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc[2] của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa. Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt [tây Thanh Trì, Hà Nội],” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 22b. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Bình Định Vương thứ 9 [8/2-8/3/1426] (Minh, Tuyên Đức năm thứ nhất), nhà Minh ra lệnh mở khoa thi Hương; nhưng vì tình hình an ninh, nên Tam ty Giao Chỉ xin tạm ngừng; lại xin miễn cho các quan về kinh đô chầu hầu:

Mùa xuân, tháng Giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 18b.

Vua Tuyên Tông sau khi lên ngôi, tìm hiểu kỹ nguyên nhân thất bại trong việc đương đầu với cuộc khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi, từ buổi khởi đầu tại Thanh Hoá, cho đến Nghệ An; đành ngậm ngùi trách móc nặng nề bọn Trần Trí, Phương Chính, Sơn Thọ: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng Bồ Ải tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; vào tháng giêng năm Bình Định vương thứ 8 [1425], Vua Lê Lợi điều quân xuôi dòng sông Lam, đến các huyện Thanh Chương, Nam Đàn; được dân chúng đón tiếp, nhiệt tình ủng hộ. Lại nhân Cầm Quí Tri Phủ Ngọc Ma[1] qui thuận, nhân dân tình nguyện góp sức đánh thành; nhà Vua mang quân vây thành Nghệ An:[2]

Vương kéo quân đến Đa Lôi thuộc huyện Thổ Du [Thanh Chương, Nghệ An]. Trẻ già đua nhau đem rượu và trâu bò đến đón tiếp khao quân. Họ nói: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy oai nghi cố quốc”. Cầm Quý, tri phủ Ngọc Ma, đem quân và voi đến quy thuận, được Vương phong làm Thái úy. Vương ra lệnh rằng: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Phong thành hầu Lý Bân thay Anh quốc công Trương Phụ giữ chức Tổng binh Giao Chỉ được 5 năm thì mất [1417-1422]; Vinh dương bá Trần Trí thay thế:

Ngày 14 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 20 [5/2/1422].

Phong thành hầu Lý Bân mất. Bân người châu Phượng Dương, cha là Tín lập quân công, quan đến Chỉ huy Thiêm sự vệ Tế Châu. Khi Tín già, Bân thay chức.

Bân là người có trí lược, khi Thiên tử bình nội nạn nhiều lần lập công, được thăng đến Hữu Quân Ðô đốc Ðồng tri Phong thành hầu. Lúc đầu trấn thủ Giang Tây, chiến dịch Giao Chỉ làm Tả Tham tướng, Khi Giao Chỉ bình, trở về nước đánh dẹp giặc Nụy, giữ Cam Túc có công; sau đó trấn thủ Giao Chỉ, lo đánh dẹp bọn giặc làm loạn. Nay bị tật mất, được ban tế; truy phong Mậu quốc công thụy Cương Nghị, cấp phương tiện đưa linh cửu về tống tang.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 89) Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”

Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ về nước, Mộc Thạnh nhận chức Tổng binh, tiếp tục mang quân chinh phạt:

Ngày mồng 1 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [6/3/1410]

Sắc dụ Kiềm quốc công Mộc Thành vẫn mang ấn Chinh Di Tướng quân sung chức Tổng binh, Vân dương bá Trần Húc sung Phó Tổng binh mang quân chinh tiễu số giặc còn sót lại tại Giao Chỉ.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 334)

Về lãnh vực hành chánh, Thượng thư Hoàng Phúc, người đứng đầu ty Bố chánh, tâu xin thi hành mấy điều nhằm khắc phục khó khăn về lương thực và giao thông: Continue reading “Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc”

Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà, và sông Lô:

Ngày 12 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [20/1/1407]. Trước hết, quân của quan Tổng binh chinh phạt An Nam Tân thành hầu Trương Phụ tiếp tục tiến dọc sông Phú Lương xuống phía nam, tấn công thành Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, bèn đóng quân tại phía đông nam thành, chiêu tập quan lại và dân, dung nạp kẻ hàng. Số qui thuận có đến cả vạn người; bèn yết bảng thông cáo cho trở về chức nghiệp cũ. Trong ngày Trương Phụ sai người khẩn tâu.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 247). Continue reading “Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt”

Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Mặc dù có chút trở ngại do Tổng binh Chu Năng mất vào đầu tháng 10, nhưng Tân thành hầu Trương Phụ lên thay thế, tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch hành quân xâm lăng An Nam của nhà Minh:

Ngày 2 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [12/11/1406]. Chinh thảo An Nam quan Tổng binh Thành quốc công Chu Năng bị bệnh, mất tại Long Châu.[1] Hữu Phó tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ thay thế; điều toàn quân tiếp tục tiến và sai người về triều tâu.”  (Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 235) Continue reading “Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Bộ chỉ huy

Minh Thái Tông là vị vua túc trí đa mưu, tính toán trước mọi đường tiến thoái; nên khi Đô đốc Hoàng Trung triều kiến tâu trình việc quân An Nam giết Trấn Thiên [Thiêm] Bình; sự việc không làm ông ngạc nhiên. Nhà Vua đã đặt sẵn con bài sắp sử dụng làm Tổng binh chinh phạt An Nam là Đô đốc Chu Năng, cho hiện diện trong buổi gặp mặt Hoàng Trung, Năng xin đánh dẹp cho kỳ được:

“Ngày 11 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [29/4/1406]. Trấn thủ Đô đốc Thiêm sự bọn Hoàng Trung tâu về việc Hồ Đê nước An Nam giết Trần Thiên Bình. Thiên tử giận dữ bảo Thành quốc công Chu Năng rằng: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế”

Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Về điều thứ 6 liên quan đến việc Tôn thất nhà Trần là Trần Thiên Bình được Tuyên ủy sứ Lão Qua dẫn đến triều đình Trung Quốc, tố cáo với Minh Thái Tông họ Hồ cướp ngôi:

Ngày 28 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 2 [2/10/1404], Quân dân Tuyên ủy sứ Lão Qua Đao Tuyến Ngạt sai sứ hộ tống cháu nội Vương An Nam cũ là Trần Thiên Bình đến triều; tâu rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần”