Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà, và sông Lô:

Ngày 12 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [20/1/1407]. Trước hết, quân của quan Tổng binh chinh phạt An Nam Tân thành hầu Trương Phụ tiếp tục tiến dọc sông Phú Lương xuống phía nam, tấn công thành Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, bèn đóng quân tại phía đông nam thành, chiêu tập quan lại và dân, dung nạp kẻ hàng. Số qui thuận có đến cả vạn người; bèn yết bảng thông cáo cho trở về chức nghiệp cũ. Trong ngày Trương Phụ sai người khẩn tâu.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 247). Continue reading “Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt”

Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Mặc dù có chút trở ngại do Tổng binh Chu Năng mất vào đầu tháng 10, nhưng Tân thành hầu Trương Phụ lên thay thế, tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch hành quân xâm lăng An Nam của nhà Minh:

Ngày 2 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [12/11/1406]. Chinh thảo An Nam quan Tổng binh Thành quốc công Chu Năng bị bệnh, mất tại Long Châu.[1] Hữu Phó tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ thay thế; điều toàn quân tiếp tục tiến và sai người về triều tâu.”  (Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 235) Continue reading “Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Bộ chỉ huy

Minh Thái Tông là vị vua túc trí đa mưu, tính toán trước mọi đường tiến thoái; nên khi Đô đốc Hoàng Trung triều kiến tâu trình việc quân An Nam giết Trấn Thiên [Thiêm] Bình; sự việc không làm ông ngạc nhiên. Nhà Vua đã đặt sẵn con bài sắp sử dụng làm Tổng binh chinh phạt An Nam là Đô đốc Chu Năng, cho hiện diện trong buổi gặp mặt Hoàng Trung, Năng xin đánh dẹp cho kỳ được:

“Ngày 11 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [29/4/1406]. Trấn thủ Đô đốc Thiêm sự bọn Hoàng Trung tâu về việc Hồ Đê nước An Nam giết Trần Thiên Bình. Thiên tử giận dữ bảo Thành quốc công Chu Năng rằng: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế”

Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Về điều thứ 6 liên quan đến việc Tôn thất nhà Trần là Trần Thiên Bình được Tuyên ủy sứ Lão Qua dẫn đến triều đình Trung Quốc, tố cáo với Minh Thái Tông họ Hồ cướp ngôi:

Ngày 28 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 2 [2/10/1404], Quân dân Tuyên ủy sứ Lão Qua Đao Tuyến Ngạt sai sứ hộ tống cháu nội Vương An Nam cũ là Trần Thiên Bình đến triều; tâu rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần”

Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm Hồng Vũ thứ 31 [1398], Minh Thái Tổ mất, trải qua 3 năm loạn lạc tranh giành ngôi báu dưới thời Kiến Văn, đến năm 1402, Yên vương tự lập làm Vua, miếu hiệu là Thái Tông; sau đến đời Gia Tĩnh lại được truy tặng là Minh Thành Tổ. Sau khi lên ngôi, vào ngày 3/10/1402, ban chiếu báo tin cho các nước lân bang như sau:

Ngày 7 tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 35 [3/10/1402]. Sai sứ mang chiếu chỉ về việc lên ngôi cho các nước An Nam, Tiêm La, Trảo Oa, Lưu Cầu,[1] Nhật Bản, Tây Dương,[2] Tô Môn Đáp Thứ [Sumatra], Chiêm Thành. Thiên tử dụ các quan bộ Lễ rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”

Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31),Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua][1] tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.Continue reading “Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần”

Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2, năm Quang Thái thứ 8 [20/2-20/3/1395] (Minh Hồng Vũ thứ 28), Lê Quý Ly sai giết tôn thất là Nguyên Uyên, Nguyên Dận và nhân sĩ Nguyễn Phù. Quý Ly biết được Nguyên Uyên và Nguyên Dận, đương khi để tang Nghệ Tông, thường cùng với Nguyên Phù bàn tán đề cao việc Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly vào tháng 2 năm Quang Thái thứ thứ 5 [23/2-23/3/1392], nên tước họ tôn thất của Uyên và Dận đổi là họ Mai, rồi đem giết.

Bổ dụng Quý Ly giữ chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương. Cho Quý Ly đeo phù hiệu chạm hình con lân màu vàng gọi là “Kim Lân”, lại được ở tại phía hữu sảnh và đài, đặt tên chỗ ở là “Hoạch Lư“. Nhân đấy, Quý Ly biên dịch thiên “Dật” trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy quan gia [Vua]. Mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế [Giúp giữ chính quyền trong nước kiêm cả việc dạy Vua]. Continue reading “Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai”

Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Quang Thái

Tháng Chạp năm Quang Thái thứ 1 [1388], sau khi Đế Hiện bị truất ngôi, Quý Ly nói phao lên rằng sẽ lập Thái úy Trang định vương Ngạc, một người con của Thượng hoàng lên nối ngôi. Ngạc từ chối không nhận; nhân đấy Quý Ly nói với Thượng hoàng rằng:

Quan Thái uý biết chối từ không nhận ngôi Vua, là người có đức độ lớn’.

Thượng hoàng lấy làm phải; vì thế, nên mới có mệnh lệnh phong Ngạc làm Đại vương và lập người con út là Chiêu Định vương Ngung lên làm vua, tức Vua Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái. Continue reading “Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết”

Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Xương Phù thứ 6 [14/2-15/3/1382] (Minh Hồng Vũ thứ 15), quân ta đại thắng Chiêm Thành tại cửa biển Thần Đầu, chỗ giáp giới 2 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; đuổi quân giặc ra đến tận Nghệ An:

Quý Ly đóng ở núi Long Đại [Thanh Hóa], tướng Thần Khôi quân là Nguyễn Đa Phương đem quân thuyền đi giữ những hàng cọc cắm cừ ở cửa biển Thần Đầu, quân Chiêm thủy bộ đều kéo đến: Bộ binh địch lên chiếm trên núi trước, lấy đá ném xuống, thuyền quân ta bị tổn hại nhiều mà không còn nấp tránh vào đâu; thủy quân của địch lại đương tiến đến sát gần. Đa Phương không đợi mệnh lệnh của Quý Ly, tự ý cho mở hàng cọc cắm cừ, kéo ra thẳng xông vào quân thủy Chiêm Thành. Thủy quân của địch trở tay không kịp. Các quân của ta nhân đà thắng lợi, đổ xô ra đánh, ném đồ hoả khí vào thuyền giặc, thiêu đốt gần hết. Còn bộ quân của địch thì chạy tản mát vào rừng núi. Quan quân lùng bắt giặc trong núi đến ba ngày. Quân giặc nhiều đứa bị chết đói. Những kẻ còn sót lại thì chạy trốn. Quan quân đuổi đến Nghệ An rồi về. Được tin thắng trận, nhà vua cho Nguyễn Đa Phương làm Kim ngô vệ Đại tướng quân.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 10. Continue reading “Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Khánh: 1370-1372

Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất [19/11-18/12/1370] (Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Cung định vương Phủ lên ngôi Vua tại phủ Kiến Hưng [Nam Định], miếu hiệu là Nghệ Tông, mang quân về thành Thăng Long, vào thành bái yết nhà Thái miếu, nhà vua nói:

Việc ngày nay thật vượt ngoài ý tôi định liệu. Chỉ vì cớ nghĩ đến xã tắc, nên không thể từ chối được. Xét mình lỗi đạo hiếu trung, lòng những hãi hùng hổ thẹn. Vậy xin giảm bỏ sự cao sang để gọi là đáp lại sơ tâm đôi chút“. Cương Mục, Chính Biên, quyển 10.

Vua bèn ra lệnh: phàm các xe kiệu và đồ dùng đều sơn đen, không được trang sức bằng vàng son, châu báu và màu đỏ. Nhà vua lại dụ bảo quần thần rằng: Continue reading “Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông”

Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Định: 1369-1370

Sau khi Vua Dụ Tông mất, vào tháng sau [4/7-2/8/1369] sách lập Dương Nhật Lễ lên làm Vua. Nhật Lễ là con hờ của Cúc túc vương Nguyên Dục anh ruột Vua Dụ Tông; chắc Dụ Tông không biết điều thầm kín này, nên lập làm Vua:

Tháng 6. Huệ Từ [Hiến Từ, theo Toàn Thư] thái hậu lập Dương Nhật Lễ làm vua. Trước kia, người phường trò, tên là Dương Khương, diễn tích Tây vương mẫu dâng quả bàn đào, vợ hắn đóng vai Tây vương mẫu. Cung Túc vương Nguyên Dục cảm nàng đẹp, lấy làm vợ. Khi ấy nàng đang có mang; rồi sinh ra Nhật Lễ. Nguyên Dục nhận làm con mình. Kịp khi Dụ Tông mất, không có con kế tự, có để di chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Quần thần bàn rằng: Continue reading “Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiệu Phong:1341-1357; Đại Trị: 1358-1369

Vua Hiến Tông lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì 11 năm. Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông cho con thứ của bà chánh cung Huệ Từ hoàng thái hậu tên là Hạo, mới 6 tuổi lên nối ngôi; xưng là Dụ Hoàng, tức vua Dụ Tông. Vua Dụ Tông trị vì được 29 năm, dùng 2 niên hiệu Thiệu Phong và Đại Trị.

Tháng 8 năm Thiệu Phong thứ nhất [12/9-10/10/1341] (triều Nguyên, Chí Chính năm thứ nhất); sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn Triều ĐiểnHình T.

Tháng 3 năm Thiệu Phong thứ 2 [6/4-4/5/1342] (Nguyên, Chí Chính năm thứ 2) xét duyệt các quan văn võ và những kẻ bị lưu đày. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)”