Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little,” Nikkei Asia, 17/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Trung Quốc, thế hệ đỏ thứ hai đang chuyển sang chỉ trích ‘chế độ chuyên chế cá nhân.’

Cuộc tranh giành quyền lực trong chính trường Trung Quốc là nguyên nhân khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải tới tận California để gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ, lần đầu tiên sau một năm.

Hôm thứ Tư, hội nghị thượng đỉnh tại San Francisco giữa Tập và Tổng thống Joe Biden đã diễn ra ba tháng sau mật nghị mùa hè hàng năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi ban lãnh đạo đảng đương nhiệm, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu, đã nhận được một số lời khuyên gay gắt từ các đảng viên lão thành, xoay quanh vấn đề nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”