Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

‘Trò chơi vương quyền’ trong địa chính trị hiện đại

geop

Nguồn:Mark Leonard, “Last Man Standing”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Phần lớn địa chính trị hiện đại dường như đều diễn ra theo kịch bản bộ phim nổi tiếng Game of Thrones (Trò chơi vương quyền): nhiều quốc gia chịu áp lực chính trị và kinh tế lớn đến mức hi vọng duy nhất của họ là đối thủ sẽ sụp đổ trước khi bản thân họ sụp đổ. Theo đó, chính phủ những quốc gia này sẽ cố duy trì quyền lực trong khi khai thác điểm yếu nội bộ của đối thủ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ điển hình. Chiến dịch mới đây của Putin ở Syria và Ukraine có vẻ giống như hành động của một tên cướp biển địa chính trị. Tuy nhiên, gốc rễ của những cuộc phiêu lưu này là những bất ổn trong nước. Ví dụ, việc Nga chiếm Crimea về cơ bản là một nỗ lực nhằm tăng cường tính chính danh cho chính quyền Putin sau một mùa đông đầy bất mãn, khi mà người dân xuống đường biểu tình phản đối việc Putin quay lại làm tổng thống. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ trong địa chính trị hiện đại”

Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

A boy who is waiting to greet U.S. Secretary of State Clinton at the National Museum makes a face while holding the U.S. and Chinese flags in Beijing

Nguồn: Mark Leonard, “Why Convergence Breeds Conflict”, Foreign Affairs, September-October 2013.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau. Continue reading “Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau”