Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình

denglee

Nguồn: Michael Spence, “President Xi’s Singapore Lessons”, Project Syndicate, 19/11/2012

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào một thời điểm hệ trọng, giống như giai đoạn năm 1978, khi chính sách cải cách thị trường được Đặng Tiểu Bình khởi động đã mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới – và giai đoạn những năm đầu thập niên 1990, khi mà chuyến “Nam tuần” của Đặng Tiểu Bình đã tái khẳng định con đường phát triển của Trung Quốc.

Trong suốt giai đoạn này, những kinh nghiệm và bài học từ các quốc gia khác là rất quan trọng. Đặng Tiểu Bình được cho là đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi một chuyến thăm trước đó đến Singapore, nơi đã đạt được tăng trưởng nhanh chóng và thịnh vượng nhiều thập niên trước đó. Nắm bắt được thành công và hạn chế của các quốc gia đang phát triển đã luôn, và tiếp tục, là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển. Continue reading “Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình”

Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị

27197_04bc_10

Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.

Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?

shutterstock_153806906

Nguồn: Michael Spence, “Growth in the New Climate”, Project Syndicate, 31/10/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Bài liên quan:  Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Hành động cắt giảm khí thải cac-bon và giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ lâu đã được coi căn bản là gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, sự mong manh của khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu thường được lấy ra biện minh cho việc các nước trì hoãn thỏa thuận này. Nhưng một báo cáo gần đây có tên “Nền kinh tế khí hậu mới: Tăng trưởng nhanh hơn, khí hậu tốt hơn” đưa ra bởi Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu đã bác bỏ lập luận này. Báo cáo kết luận, không chỉ không kìm hãm tăng trưởng kinh tế, các nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu còn có thể sớm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể và tương đối sớm. Continue reading “Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?”