10/12/1869: Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ

Nguồn: Wyoming grants women the right to vote, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1869, với động cơ chính là quảng bá miễn phí đến công chúng toàn quốc, hơn là cam kết về bình đẳng giới, các nhà lập pháp vùng Wyoming đã thông qua một dự luật được ký thành luật để trao quyền bầu cử cho phụ nữ.

Các tiểu bang miền Tây đã dẫn đầu nước Mỹ trong việc chấp thuận quyền bầu cử của phụ nữ, nhưng một vài trong số này có động cơ khá đáng ngờ. Dù một số nam giới thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc định cư ở biên giới, những người khác bỏ phiếu cho quyền bầu cử của phụ nữ chỉ để củng cố sức mạnh của các khối cử tri bảo thủ. Continue reading “10/12/1869: Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ”

10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills

Nguồn: Sex scandal leads to political fallout for Arkansas congressman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Hạ nghị sĩ Wilbur D. Mills, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Arkansas, đã từ chức chủ tịch Ủy ban Trù khoản (Committee on Ways and Means) của Hạ viện sau vụ bê bối tình dục bị công khai đầu tiên trên chính trường Mỹ.

Ngày 7/10/1974, lúc 2 giờ sáng, Mills đã bị cảnh sát công viên chặn lại khi đang lái xe vào ban đêm nhưng lại tắt đèn. Hạ nghị sĩ 65 tuổi, một chính trị gia có ảnh hưởng và một người đàn ông đã có gia đình, được nhìn thấy rõ ràng trong tình trạng say xỉn với khuôn mặt trầy xước, còn người đi cùng ông, Annabell Battistella, 38 tuổi, thì bị bầm tím ở mắt. Battistella sau đó còn nhảy xuống Hồ chứa nước Tidal gần Đài tưởng niệm Jefferson và đã bị cảnh sát kéo ra ngoài. Sau đó, cô được xác định là một vũ nữ thoát y nổi tiếng với biệt danh “Fanne Foxe” và “Argentine Firecracker.” Continue reading “10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills”

10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Woodrow Wilson awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson vì công lao của ông trong việc chấm dứt Thế chiến I và thành lập Hội Quốc Liên. Dù Wilson không thể tham dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy, Đại sứ Mỹ tại Na Uy, Albert Schmedeman, đã chuyển một bức điện của Wilson tới Ủy ban Nobel. Continue reading “10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao

Nguồn: First Nobel Prizes awarded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, Giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao ở Stockholm, Thụy Điển, trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Buổi lễ diễn ra vào ngày kỷ niệm năm năm ngày mất của Alfred Nobel, nhà khoa học người Thụy Điển đã phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và các chất nổ công phá khác. Trong di chúc, Nobel đã quyết định rằng phần lớn tài sản khổng lồ của ông sẽ được gửi vào một quỹ mà tiền lãi từ đó “sẽ được phân chia hàng năm dưới dạng giải thưởng cho những người, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.”

Mặc dù Nobel không đưa ra lý do công khai nào cho việc tạo ra các giải thưởng này, nhưng người ta tin rằng ông đã làm điều đó vì lý do đạo đức, hối tiếc khi chứng kiến các phát minh của mình bị sử dụng theo cách ngày càng gây chết người trong chiến tranh. Continue reading “10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao”