20/02/1974: Reg Murphy bị bắt cóc

Nguồn: Atlanta Constitution editor is kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Reg Murphy, biên tập viên của tờ Atlanta Constitution, đã bị bắt cóc sau khi bị lừa ra khỏi nhà của mình. Tên bắt cóc, William A.H. Williams, đã nói dối rằng mình có hơn 1 triệu lít dầu sưởi muốn tặng cho người nghèo. Sau đó, Williams, 33 tuổi, đã dùng súng uy hiếp Murphy, người nổi tiếng với quan điểm chống Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “20/02/1974: Reg Murphy bị bắt cóc”

10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills

Nguồn: Sex scandal leads to political fallout for Arkansas congressman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Hạ nghị sĩ Wilbur D. Mills, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Arkansas, đã từ chức chủ tịch Ủy ban Trù khoản (Committee on Ways and Means) của Hạ viện sau vụ bê bối tình dục bị công khai đầu tiên trên chính trường Mỹ.

Ngày 7/10/1974, lúc 2 giờ sáng, Mills đã bị cảnh sát công viên chặn lại khi đang lái xe vào ban đêm nhưng lại tắt đèn. Hạ nghị sĩ 65 tuổi, một chính trị gia có ảnh hưởng và một người đàn ông đã có gia đình, được nhìn thấy rõ ràng trong tình trạng say xỉn với khuôn mặt trầy xước, còn người đi cùng ông, Annabell Battistella, 38 tuổi, thì bị bầm tím ở mắt. Battistella sau đó còn nhảy xuống Hồ chứa nước Tidal gần Đài tưởng niệm Jefferson và đã bị cảnh sát kéo ra ngoài. Sau đó, cô được xác định là một vũ nữ thoát y nổi tiếng với biệt danh “Fanne Foxe” và “Argentine Firecracker.” Continue reading “10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills”

29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina

Nguồn: Isabel Perón takes office as Argentine president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, khi Tổng thống Argentina Juan Perón nằm trên giường bệnh, Isabel Martinez de Perón, vợ và cũng là phó tổng thống của ông, đã tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ. Tổng thống Isabel Perón, một cựu vũ công và là vợ thứ ba của Perón, là nữ lãnh đạo đầu tiên của Tây Bán cầu. Hai ngày sau, Juan qua đời vì bệnh tim, và Isabel bị bỏ lại một mình với tư cách là nhà lãnh đạo của một quốc gia đang có xung đột nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Continue reading “29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina”

17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA

Nguồn: LAPD raid leaves six SLA members dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại Los Angeles, California, cảnh sát đã bao vây một ngôi nhà ở Compton, nơi các thủ lĩnh của nhóm khủng bố được gọi là Quân đội Giải phóng Symbionese (Symbionese Liberation Army, SLA) đang lẩn trốn. Vài tháng trước đó, vụ SLA bắt cóc Patricia Hearst – cô con gái thuộc dòng họ Hearst giàu có, những người sở hữu đế chế truyền thông Hearst – đã thu hút sự chú ý trên khắp đất nước. Cảnh sát tìm ra ngôi nhà ở Compton sau khi một bà mẹ ở địa phương báo cáo rằng các con của bà đã nhìn thấy một nhóm người đang ‘chơi đùa’ với vũ khí tự động trong phòng khách của ngôi nhà. Continue reading “17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA”

12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc

Nguồn: Violence erupts in Boston over desegregation busing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, ngày khai giảng năm học mới, tại Boston, Massachusetts, các hành động phản đối “xe buýt” trường học – vốn là một biện pháp tuân theo lệnh của tòa án – đã trở thành bạo lực nghiêm trọng. Xe buýt chở trẻ em người Mỹ gốc Phi đã bị ném trứng, gạch và chai lọ, trong khi cảnh sát có vũ trang phải cố gắng kiểm soát những người biểu tình da trắng giận dữ đang bao vây trường học. Continue reading “12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc”

29/04/1974: Tổng thống Nixon công bố băng ghi âm Watergate

Nguồn: President Nixon announces release of Watergate tapes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố với công chúng rằng ông sẽ công bố băng ghi âm 46 cuộc trò chuyện tại Nhà Trắng để đáp lại trát hầu tòa xét xử vụ Watergate được ban hành vào tháng 07/1973. Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã chấp nhận sử dụng 1.200 trang phụ đề của các cuốn băng này vào ngày hôm sau, nhưng khẳng định rằng các cuốn băng vẫn phải được nộp lại đầy đủ.

Trong thông báo của mình, Nixon đã rất nỗ lực để giải thích cho công chúng về sự miễn cưỡng của ông trong việc tuân thủ trát hầu tòa và bản chất của nội dung mà ông định công bố. Ông viện dẫn quyền hành pháp của mình để bảo vệ bí mật quốc gia và tuyên bố rằng phụ đề đã được ông và các cố vấn chỉnh sửa để bỏ qua bất kỳ điều gì “không liên quan” đến cuộc điều tra Watergate hoặc các vấn đề quan trọng đối với an ninh quốc gia. Continue reading “29/04/1974: Tổng thống Nixon công bố băng ghi âm Watergate”

17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội

Nguồn: Ford explains his pardon of Nixon to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Gerald Ford đã tường trình trước Quốc Hội lý do tại sao ông chọn cách tha tội cho người tiền nhiệm Richard Nixon, thay vì cho phép Quốc hội theo đuổi hành động pháp lý chống lại cựu Tổng thống.

Quốc hội đã cáo buộc Nixon cản trở công vụ trong quá trình điều tra vụ bê bối Watergate, bắt đầu từ năm 1972. Các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng tiết lộ rằng Nixon biết và có thể đã cho phép việc nghe trộm các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, đặt tại khách sạn Watergate ở Washington D.C. Thay vì bị luận tội và bị cách chức, Nixon đã quyết định chọn từ chức vào ngày 08/08/1974. Continue reading “17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”

18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý

Nguồn: The Red Brigade terrorizes Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, công tố viên người Ý Mario Sossi đã bị bắt cóc bởi các thành viên của Lữ đoàn Đỏ (Red Brigades). Đây là lần đầu tiên nhóm khủng bố cánh tả trực tiếp tấn công chính phủ Ý, đánh dấu sự khởi đầu của căng thẳng kéo dài tận 10 năm.

Năm 1969, tổ chức Lữ đoàn Đỏ được thành lập bởi một sinh viên đại học, Renato Curcio, nhằm “chiến đấu chống lại nhà nước đế quốc của các công ty đa quốc gia.” Ban đầu, tổ chức non trẻ này hạn chế các hoạt động, chỉ bao gồm các hành động phá hoại và đốt phá nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vào năm 1972, họ đã bắt cóc Idalgo Macchiarini, giám đốc của SIT-Siemens, nhưng đã thả ông ra một thời gian ngắn sau cùng với một bảng hiệu, “Đánh 1 để dạy 100. Quyền lực cho quần chúng vũ trang.” (Colpiscine uno per educarne cento! Tutto il potere al popolo armato.) Continue reading “18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý”

08/08/1974: Nixon từ chức

Nguồn: Nixon resigns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1974, trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình buổi tối, Tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố ý định trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Với các thủ tục tố tụng đang được tiến hành chống lại ông vì sự dính líu của ông trong vụ bê bối Watergate, Nixon cuối cùng đã phải cúi đầu trước áp lực của công chúng và Quốc hội để rời khỏi Nhà Trắng. “Bằng cách thực hiện hành động này,” ông nói trong một bài diễn văn từ Phòng Bầu dục, “Tôi hy vọng rằng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình hàn gắn đang vô cùng cần thiết ở Hoa Kỳ.” Continue reading “08/08/1974: Nixon từ chức”

27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

August 1974, Washington, DC, USA --- The day after resigning from the presidency, Richard Nixon gives a farewell speech to his staff. His wife Pat, daughter Tricia and son-in-law Edward F. Cox stand close to him. --- Image by © Wally McNamee/CORBIS

Nguồn:House begins impeachment of Nixon,” History.com (truy cập ngày 26/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã đề nghị luận tội[1] và cách chức Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard M. Nixon. Quá trình luận tội này là kết quả của một loạt các vụ bê bối chính trị liên quan đến chính quyền Nixon mà sau này được gọi chung là Watergate.

Vụ bê bối Watergate lần đầu được đưa ra ánh sáng sau cuộc đột nhập trụ sở quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu phức hợp khách sạn nhà ở Watergate hôm 17 tháng 6 năm 1972. Một nhóm người có liên quan đến Nhà Trắng đã bị bắt giữ và kết tội sau đó. Nixon phủ nhận mọi sự liên quan với vụ đột nhập, nhưng một số nhân viên của ông cuối cùng đã thừa nhận có dính líu tới một vụ che đậy phi pháp và buộc phải từ chức. Continue reading “27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân

SBuddhaCrater640c20

Nguồn:India joins the nuclear club,” History.com (truy cập ngày 17/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 18 tháng 5 năm 1974, trên sa mạc Thar (còn gọi là Rajasthan) thuộc địa phận Pokhran, Ấn Độ đã thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Cuộc thử nghiệm rơi vào lễ kỉ niệm ngày Đức Phật giác ngộ, và sau vụ nổ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được một lời nhắn “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ sáu trên thế giới, đã phá vỡ sự độc quyền hạt nhân của năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Hoa Kỳ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân”