Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc

“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc (TQ), hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.

Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia (hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo), Đạo giaPháp gia. Continue reading “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

Nguồn: Nicholas Kristof, “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship”, New York Times,  29/01/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.

Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới. Continue reading “Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc”

Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?

Tác giả: Philip Stephens  (Financial Times) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đôi khi tôi thấy có những dự đoán khẳng định tương lai thế giới này phụ thuộc vào Trung Quốc, hoặc dự đoán ngược lại là Trung Quốc sẽ mãi mãi khó có thể lung lay được địa vị số một của Mỹ. Xin chớ hỏi vị trí của Brazil và Ấn Độ ở đâu. Vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới là một việc thú vị nhưng cũng làm phân tán sự chú ý. Thế kỷ 21 sẽ không được quyết định bởi sự lựa chọn trừu tượng của các quốc gia; ngược lại lực lượng thúc đẩy sự biến đổi thế giới là một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới nổi lên.

Câu chuyện của thế giới hai thập niên vừa qua đại để là sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị chuyển dịch mạnh mẽ từ phương Tây sang phương Đông. Quá trình tái cân bằng ấy sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa. Thế nhưng sự so sánh địa vị tương đối giữa các cường quốc có từ trước với các cường quốc mới nổi lên đã che lấp một số động lực cơ bản hơn. So với sự biến đổi có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì tình hình xảy ra bên trong các quốc gia ấy cũng rất đáng lưu ý. Sau hai chục năm nữa, thế giới hiện nay nơi người nghèo chiếm số đông sẽ trở thành thế giới hầu hết là tầng lớp trung lưu. Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn

Tác  giả: Nguyễn Hải Hoành

Giải Nobel khoa học – giải thưởng quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, mới đầu chỉ dành cho các nhà khoa học tự nhiên (trừ toán học), nhà văn và những người có đóng góp lớn vì hoà bình thế giới. Năm 1969 Ngân hàng Thụy Điển bổ sung thêm Giải Nobel Kinh tế. Cho tới nay vẫn chưa có giải Nobel toán học, nhưng đã có một số giải quốc tế về toán. Năm 1936, Hội Toán học quốc tế lập giải Huy chương Fields, trao 4 năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi. Huy chương Fields năm 2010 được trao cho nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972). Năm 2003 Quỹ tưởng niệm Niels Henrik Abel của Na Uy lập giải thưởng quốc tế về toán học trao hàng năm gọi là Giải Abel trị giá 750.000 Euro. Continue reading “‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn”

Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/03/2011 tại Nhật xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter lớn nhất trong lịch sử nước này. Thảm họa động đất, sóng thần, bức xạ hạt nhân 3 trong 1 tấn công nước Nhật trên cả 3 chiều không gian làm cả thế giới kinh hãi. Thế nhưng nước Nhật đương sự thì dường như vẫn không hề rối loạn, khiến mọi người trên thế giới khâm phục và cũng nảy ra nghi vấn: vì sao nước Nhật lại như vậy?

Động đất, bão, sóng thần đối với người Nhật sống giữa biển vốn dĩ chẳng là chuyện kỳ lạ gì cả, cũng chẳng phải ngày tận thế. Nói chính xác, nó là một phần của cuộc sống, một phong cảnh thiên nhiên. Người nước ngoài đồng tình với cảnh ngộ của người Nhật, còn người Nhật thì dường như không coi đó là chuyện gì đáng kể, bởi lẽ họ có núi non và bờ biển đẹp như tranh vẽ, có nguồn nước tinh khiết dùng không bao giờ cạn, lại càng có biển cả giàu tài nguyên bao bọc, thậm chí có những suối nước nóng 4 mùa bốc hơi, cho dù “ba anh em” (động đất, bão, sóng thần) gầm ghè suốt thì cũng chẳng mấy người Nhật bỏ đất nước, bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Continue reading “Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?”

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu:  Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch. Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ông Gary Locke (tên chữ Hán: Lạc Gia Huy) Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc nhiệm kỳ 2011-2014 đã trở thành nhân vật làm rung chuyển dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này. Ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh lần đầu trong tư cách Đại sứ, giới truyền thông và hàng trăm triệu dân mạng Trung Quốc đua nhau đưa tin và bàn tán về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình. Gary Locke đi đâu cũng có nhiều người Trung Quốc bám theo chụp ảnh, đưa tin, khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

Vì sao có chuyện như vậy? Continue reading “Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ”

Truyền thống xuất ngoại của người Hoa

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì dân đông khó làm ăn nên từ xa xưa, người Hoa đã có truyền thống bỏ tổ quốc ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Hàng triệu dân các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vùng ven biển miền Nam Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia, Thái Lan và Malaysia mỗi nước có hơn 7 triệu người Hoa; hơn 70% người Singapore là người Hoa đại lục di cư đến. Ai có tiền thì sang châu Âu, sang Mỹ. Nhiều thanh niên trí thức xuất ngoại du học và làm việc.

Báo cáo Chính trị và An ninh toàn cầu năm 2007 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu người di cư lớn nhất thế giới. Văn phòng Kiều vụ thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có hơn 45 triệu kiều bào ở hải ngoại, nhất thế giới về số lượng, tương đương số dân một quốc gia trung bình. Continue reading “Truyền thống xuất ngoại của người Hoa”

Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong danh mục Mười cuốn sách lớn (xuất bản tại Trung Quốc) năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố, xếp đầu bảng là cuốn sách 丧家狗——我读《论语》 Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ”.

Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách. Continue reading “Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?”

Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Mới đây Michael Bloomberg đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 trong thành phần Đảng Dân chủ.  Bloomberg cho biết trước đây ông từng nói sẽ không ra tranh cử, nhưng nay lại thay đổi quyết định bởi lẽ ông không nghĩ rằng các ứng viên Tổng thống đại diện đảng Dân chủ hiện nay có thể đánh bại được ông Trump.

Vài nét tiểu sử

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình Do Thái bình thường. Khi còn là sinh viên đại học, ông vừa đi học vừa tự kiếm sống bằng mọi cách, kể cả lao động chân tay. Từ hồi ấy ông đã say mê môn tin học và tỏ ra có năng khiếu xuất sắc trong lĩnh vực này. Continue reading “Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khu nhà Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên khuất trong một ngõ hẹp ở làng Lai Xá, ngoại thành Hà Nội. Cổng vào không có bất cứ trang trí hoặc màu sắc nào gây chú ý, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Từ trong đến ngoài, tất cả đều giản dị, khiêm tốn. Nhưng khi nghe giới thiệu, mới biết cách bài trí ở đây rất công phu và đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch cổ lát lối đi trong mảnh vườn xinh xinh có cái tên đầy thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới sự bố trí các kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Văn Huyên-Vi Kim Ngọc trong bốn tầng nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu nhớ và nghĩ về tiền nhân. Đây là điều đầu tiên người xem cảm nhận được khi đi vào khoảnh sân và mảnh vườn khu Bảo tàng. Continue reading “Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  “

Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Tác giả: Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Quốc đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TQ rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TQ mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. Continue reading “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?”

Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lịch sử Trung Quốc (TQ) cho thấy từ xưa tới nay các chính trị gia nước này dù thuộc ý thức hệ nào cũng đều theo đuổi mục tiêu thực hiện một quốc gia “Đại thống nhất” và “Đại nhất thống”.

Đại thống nhất (大統一, Grand unification) là nói sự thống nhất lãnh thổ quốc gia, và các địa phương trong một nước đều phục tùng sự lãnh đạo của một chính quyền trung ương. Đại nhất thống (大一統, Great unity) là nói trong một quốc gia phải thực hiện tập trung thống nhất cao độ về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, không cho phép có ý kiến khác với chủ trương đường lối của chính quyền trung ương. Continue reading “Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc”

Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 18/04/2008, cuốn phim tài liệu “Svetlana nói về Svetlana” (Svetlana About Svetlana) bắt đầu được chiếu tại Liên hoan Phim Wisconsin ở thành phố Madison thủ phủ bang Wisconsin (Mỹ).

Svetlana là tên gọi bà Svetlana Allilueva, con gái duy nhất của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô suốt 29 năm từ năm 1924 cho tới năm 1953 khi ông qua đời.

Svetlana có một cuộc đời trôi nổi rất phức tạp. Con người này tính tình kỳ cục, cáu bẳn, thất thường, “có chút điên” – như con trai bà nhận xét mẹ. Bà mai danh ẩn tích tại một thị trấn nhỏ ở bang Wisconsin miền Bắc nước Mỹ suốt hai chục năm. Continue reading “Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin”

Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 14 tháng 9 năm 1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại U-lan-ba-to nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ. Tại đây, ông được Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp tiếp và nói: “Hôm nay, được Chính phủ Mông Cổ uỷ quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken xảy ra một vụ máy bay rơi, chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình, được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có 1 phụ nữ. Việc này xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo Sứ quán được … Máy bay quân sự Trung Quốc vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi, tôi thay mặt Chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong Chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này, phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.” Continue reading “Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ”