Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Khủng hoảng mới tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc”

Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ vừa bế mạc (23/10), Hà Nội đã thông báo (25/10) TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc (30/10-2/11/2022). Theo thông lệ, chuyến thăm chính thức của nguyên thủ hay lãnh đạo đảng thường được chuẩn bị trước đó hàng tháng. Tuy không bất ngờ, nhưng thời điểm và bối cảnh của chuyến thăm này có hàm ý quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt-Trung cũng như quan hệ Việt-Mỹ.

Theo nguồn tin Reuters, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Nay Việt Nam là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Continue reading “Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ”

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đại hội lần thứ 20 của Đảng CSTQ đã khai mạc ngày 16/10/2022 với bài diễn văn dài hai tiếng của Tập Cận Bình. Ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba sau khi xóa bỏ luật chơi của đảng do Đặng Tiểu Bình xác lập. Trung Quốc đã trỗi dậy thành siêu cường kinh tế lớn thứ hai, bành trướng và bắt nạt các nước khu vực, thách thức Mỹ với ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Xu hướng cực đoan và tham vọng quá lớn của Tập ẩn chứa rủi ro và nguy cơ khó lường.

Sau đại hội 19, đại hội 20 là một cơ hội mới để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng phục hưng Trung Quốc. Nhưng các diễn biến gần đây với các bài học của chiến tranh Ukraine cũng như suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch với mức tăng trưởng GDP tụt xuống chỉ còn 3,2% năm 2022, chắc sẽ làm lãnh đạo Trung quốc phải tính toán lại về chính sách để đối phó với rủi ro và thách thức trong một thế giới biến động khó lường. Continue reading “Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20”

Đến lúc Việt Nam phải thay đổi

 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam đã cải cách “vòng một” từ năm 1986, làm thay đổi diện mạo đất nước về kinh tế. Nhưng cải cách đã hết đà nên đến lúc Việt Nam phải cải cách “vòng hai” để tháo gỡ những ách tắc về thể chế nhằm tiếp tục phát triển. Điều đó càng trở nên cấp bách vì thế giới đang đứng trước nguy cơ và bất ổn do hệ quả nặng nề của đại dịch và tranh chấp ngày càng gia tăng giữa các siêu cường. Hội nghị Trung ương 6 có thể là một bước ngoặt mới.

***

Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình Liên Xô dựa trên kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhưng còn nhiều bất cập cập và ách tắc vì Việt Nam theo đuổi mô hình ghép “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nay để lấy lại đà cải cách và đối phó với những thách thức mới đầy bất ổn, đến lúc Việt Nam phải tiến hành cải cách “vòng hai” trong đó chủ yếu là đổi mới về thể chế như mong đợi. Continue reading “Đến lúc Việt Nam phải thay đổi”

Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Vụ ám sát bất ngờ cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8/7/2022) không chỉ gây sốc mà còn đe dọa làm suy giảm ổn định chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và di sản của ông Abe. Trong khi cần xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện đó đối với chính trị của Nhật và an ninh của khu vực, cuộc chiến tranh tại Ukraine là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, thúc đẩy Nhật phải điều chỉnh chiến lược để có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và trật tự thế giới.

Chiến lược an ninh mới của nhật

Với tầm nhìn mới về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bức tranh địa chính trị khu vực đã thay đổi. Điều đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến tại Ukraine và bị tác động bởi cái chết bất ngờ của ông Abe. Theo Thomas Wilkins (ASPI), một báo cáo mới về “chiến lược an ninh của Nhật” và điều chỉnh tư duy chiến lược của Tokyo đã được công bố. Continue reading “Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực”

Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine. Continue reading “Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”

Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Mấy năm qua, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng phải đặt quan hệ song phương trong bối cảnh an ninh khu vực và bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Đà Nẵng hai lần, và Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton, nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đó mới chỉ là bước đầu. Vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò trụ cột của “Bộ Tứ” (Quad) ngày càng quan trọng trong cơ chế an ninh khu vực, theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy Mỹ nhấn mạnh tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã chú trọng nhiều hơn đến khu vực Châu Âu, Trung Đông, và Đông Bắc Á, trong khi có phần coi nhẹ Đông Nam Á. Vì vậy trong sáu tháng cuối năm, Washington phải tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực này. Đó là bối cảnh chuyến thăm Singapore và Việt Nam của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8, tiếp theo chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines cuối tháng7 vừa rồi. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung”

Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thời Biden cũng như thời Trump, dựa trên quan hệ với ASEAN và “Bộ Tứ” (Quad) làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi Trump coi trọng quan hệ song phương và coi nhẹ đồng minh thì Biden coi trọng quan hệ đa phương với đồng minh. Đó là bối cảnh của chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Singapore, Việt Nam, Philippines vào cuối tháng này.

Bối cảnh

Theo một khảo sát gần đây của viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute tại Singapore), 61,5% những người được hỏi ở khu vực đã ủng hộ liên kết với Mỹ, chứ không phải Trung Quốc. Sự trở lại của các quan chức ngoại giao kỳ cựu dưới thời Obama đã làm nhiều nước ASEAN kỳ vọng vào một “thời kỳ vàng son” trong quan hệ Mỹ-ASEAN. Continue reading “Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  “

Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tiếp theo loạt bài Dự báo Chính sách Đối ngoại của chính quyền Biden (31/12-3/1/2021) và Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0 (29/3/2021) trên trang Nghiên cứu Quốc tế, bài này cập nhật tiếp về các bước triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với Trung Quốc và khu vực Indo-Pacific.

Ngay khi còn đang tranh cử, Joe Biden đã chú trọng đến vấn đề nhân sự. Chiến dịch của ông đã tập hợp được hàng ngàn chuyên gia giỏi, được bố trí vào các tiểu ban như “túi càn khôn”. Tuy Joe Biden đã 78 tuổi, đi lại hay vấp cầu thang, và có tật nói lắp nên rất ít khi họp báo, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện. Với hơn ba thập niên hoạt động nghị trường, tám năm làm phó tổng thống thời Obama, và bốn năm quan sát chính quyền Trump, nay ngồi vào ghế tổng thống thứ 46 của Mỹ, chắc ông thừa biết phải làm gì và làm như thế nào. Continue reading “Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden”

Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi bắt buộc”- Our relationship with China will be competitive when it should be, collaborative when it can be, and adversarial when it must be. (Antony Blinken).

Tôi đã viết loạt bài “Dự báo Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Biden” đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế (31/12-3/1/2021). Bài này cập nhật một số đặc điểm hình thành và triển khai chính sách của Biden, liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Tuy còn quá sớm để bình luận về chính sách của Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ đầu (bốn năm), nhưng có đủ cơ sở để đánh giá những gì đang diễn ra trong “tuần trăng mật” (100 ngày). Cơ sở đó chủ yếu dựa trên một số nguồn dữ liệu đề cập dưới đây. Continue reading “Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Triển vọng quan hệ Mỹ-Việt và Biển Đông

Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Mỹ và Việt Nam có lợi ích chiến lược song trùng tại Biển Đông. Trung Quốc càng hiếu chiến thì càng thúc đẩy hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, giúp nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, phù hợp với cơ chế an ninh khu vực và theo tầm nhìn Indo-Pacific, trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng”. Dù Chính quyền Biden có bỏ qua khoản thặng dư thương mại ($58 tỷ) hay không thì Biden, với quan điểm thân thiện với Việt Nam, chắc sẽ có cách đề cập hợp lý hơn.

Theo Carl Thayer, lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ không thay đổi sau khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 (20/1/2021). Các thỏa thuận Hà Nội ký với Robert O’Brien là nhằm tăng cường hợp tác hàng hải và mua thiết bị quân sự để đối phó với Trung Quốc đang gây sức ép tại Biển Đông. Quan điểm chính thống của Mỹ thời Biden là coi trọng chủ nghĩa đa phương, như một điểm khác biệt cơ bản so với Trump vốn coi nhẹ đồng minh. Biden sẽ tăng cường ủng hộ Bộ Tứ (Quad) và ý tưởng “Bộ Tứ Mở rộng” (Quad Plus), để phối hợp tập trận không chỉ với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, mà còn với các nước khác như Việt Nam. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”