Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Học giả Phạm Quỳnh sinh ra vào thời đại văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào châu Á, va chạm với văn minh phương Đông. Giới trí thức Á Đông bừng tỉnh trước sự vượt trội của văn minh phương Tây và sức mạnh quân sự hơn hẳn của các nước Âu Mỹ. Tự đắc với nền văn minh 5.000 năm, triều đình nhà Thanh  ra sức chống lại các đế quốc phương Tây, kết cục thất bại nhục nhã. Giới trí thức Trung Quốc giận dữ đổ tội cho nền văn hóa truyền thống nước mình. Người Nhật khôn ngoan vội “bái địch vi sư”, bỏ ông thầy Tàu, dốc lòng học ông thầy Tây, tiến nhanh lên con đường hiện đại hóa, trở thành cường quốc số Một châu Á.

Việt Nam phản ứng ra sao trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây ? Khi ấy nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi bình định xong các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu thi hành chiến lược đồng hóa dân tộc ta bằng văn hóa. Chính quyền thuộc địa dùng các biện pháp hành chính mở rộng giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, hạn chế giáo dục chữ Hán. Tây học bắt đầu hưng thịnh, Hán học suy tàn dần. Continue reading “Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”