Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch Covid thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là vì chiến dịch chích ngừa Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm, với chỉ hơn khoảng hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tính đến ngày 07/06, tức là mới khoảng 1,3% tổng dân số gần 100 triệu người, mức thấp nhất Đông Nam Á, thua xa Cam Bốt (16%).

Chính phủ Việt Nam nay đề ra mục tiêu chích ngừa cho 75% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin, chứ không thể chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Continue reading “Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?”

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam

Tác giả: Giang Nguyễn p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đang cấp bách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời nỗ lực tìm nguồn cung vắc-xin trên thị trường và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 trong nước. Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ gặp những khó khăn gì? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) đã trao đổi với phóng viên Giang Nguyễn về những khó khăn và rủi ro trước mắt.

Giang Nguyễn: Kính chào Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Trong bài bình luận trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) đăng ngày 8 tháng 6 vừa qua Tiến sĩ đã nhận định rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam quá chậm trễ. Việt Nam trước đây được thế giới khen ngợi là một trong những nước xử lý sự lây lan của dịch xuất sắc nhất. Vì sao có sự chậm trễ trong chiến dịch phòng ngừa? Continue reading “Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông

Tác giả: Tô Lan Hương p/v Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

“Nhiều người nghĩ quân đội mà chăm chăm hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm. Nhưng thế giới bây giờ luyện quân để không phải đánh, mua vũ khí để không phải bắn”, Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VnExpress.

– Ông vừa bàn giao nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng cho người kế nhiệm. 12 năm đảm nhiệm cương vị này, điều gì là đáng nhớ nhất đối với ông?

– Trước khi đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng vào 12 năm trước, tôi làm tình báo. Và cũng vì thế, tôi được chứng kiến giai đoạn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới cuối những năm 1990, chúng ta tuyên bố với thế giới “Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Nhưng suốt nhiều năm, chúng ta quan niệm rằng một quốc gia là bạn khi họ hoàn toàn đứng về phía mình, ngược lại tức là thù. Tư duy này vào năm 2000 cơ bản đã lỗi thời, lý do quan trọng nhất là bức màn sắt đã bị gỡ bỏ, thế cục hai phe trên thế giới không còn nữa. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông”

Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?

Tác giả: Quốc Phương phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam tiếp tục quan tâm về người vừa trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam và những thách đố đang chờ đợi tân nội các.

Hôm thứ Ba, 06/4/2021, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp nói với BBC việc ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng VN đã gây ra sự ngạc nhiên trong giới quan sát và có ba lý do:

“Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.

“Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng. Continue reading “Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?”

Việt Nam khó cưỡng lại chính sách “ngoại giao vac-xin” của Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Là nơi xuất phát đại dịch Covid-19, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cung cấp vac-xin ngừa virus corona như một chính sách ngoại giao để gia tăng ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam đang cố cưỡng lại chính sách ngoại giao vac-xin này của Bắc Kinh, cho tới nay vẫn chưa dùng thuốc tiêm ngừa “made in China”. Vấn đề là, về lâu dài, để có đủ vac-xin chích cho toàn dân, chính phủ Hà Nội chắc sẽ buộc phải nhập luôn cả vac-xin Trung Quốc.

Mặc dù đã phê chuẩn tổng cộng 4 loại vac-xin, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không vội vã chích ngừa Covid cho người dân nước họ. Tính đến tháng 3, chỉ mới có chưa tới 50 triệu dân Trung Quốc được tiêm chủng, tức chỉ khoảng 4% tổng dân số, so với tỷ lệ 19% ở Hoa Kỳ. Trung Quốc đã từng tuyên bố họ có thể sản xuất ít nhất 2,6 tỷ liều vac-xin trong năm 2021. Là nước sản xuất vac-xin hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu vac-xin nhiều nhất : 560 triệu liều, tức là một phần tư sản lượng quốc gia. Bắc Kinh đã ký hiệp định thương mại về cung cấp vac-xin với 27 quốc gia, tặng các liều vac-xin cho hơn 50 quốc gia. Theo tổng kết của hãng tin AP, Trung Quốc đã cam kết cung cấp tổng cộng nửa tỷ liều vac-xin cho hơn 45 quốc gia.

Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Jongsoo Lee phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối phó với áp lực phải chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đâu là những thách thức chính về an ninh quốc gia và kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng ASEAN trở nên giống Liên minh Châu Âu hơn trong việc phát triển một chính sách đối ngoại chung? Các quốc gia thành viên ASEAN muốn hội nhập sâu rộng hơn trong những lĩnh vực nào? Continue reading “Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/01/2021, tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức. Với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ-Việt sẽ có gì khác so với thời Donald Trump? Hiện giờ chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thương mại có thể sẽ là hồ sơ nóng  giữa hai nước cựu thù. Tuy nhiên, căng thẳng về mậu dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 26/06/2020, do Việt Nam tổ chức với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN, các nước Đông Nam Á đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Continue reading “Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN”

Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam

Tác giả: Thanh Trúc p/v Lê Hồng Hiệp

“Già trước khi giàu: thử thách của Việt Nam”, là bài viết của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sau khi thủ tướng Việt Nam công bố Quyết Định 588 thực hiện Chiến Lược Dân Số nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.

Từ bài tham luận bằng Anh ngữ trên website ISEAS Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore hôm 16/6, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phân tích sâu hơn về  vấn đề dân số Việt Nam trong một tương lai gần:

Trước tiên phải nói dân số là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng không chỉ tới tình hình kinh tế-xã hội mà nếu nhìn  xa hơn thì nó còn ảnh hưởng tới vấn đề địa chính trị, tại vì dân số là một phần tạo nên sức mạnh quốc gia”. Continue reading “Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Tác giả: Thanh Tuấn & Thu Hằng pv Elbridge Colby

Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các nhánh khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.

Một thế hệ chuyên gia mới về Trung Quốc của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ hơn nhiều với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống, nhấn mạnh tới đối thoại, của các chiến lược gia cũ.

Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Quốc được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington. Continue reading “Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?”

Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong Un có thể thăm chính thức Việt Nam.

Hiện giờ thông tin này chưa được chính thức xác nhận, nhưng nếu đúng như thế, Kim Jong Un sẽ là lãnh tụ Bắc Triều Tiên đầu tiên đi thăm Việt Nam kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong Un).

Nhà lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ có dịp nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Gần đây, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho cũng đã viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu về kinh nghiệm đổi mới của Hà Nội. Continue reading “Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?”

Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’

lekientrung

Tác giả: Tô Lan Hương (phỏng vấn)

Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã có những chia sẻ thẳng thắng về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

– Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn? Continue reading “Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’”