Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn

Nguồn: Derek Grossman, “Putin’s embrace of Kim Jong Un has its limits,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm Triều Tiên sắp tới của Putin sẽ giúp quan hệ song phương trở nên sâu sắc hơn, nhưng Nga vẫn thận trọng.

Alexander Matsegora, Đại sứ Nga tại Triều Tiên, dự đoán năm nay sẽ là một “năm đột phá” cho quan hệ đối tác giữa hai nước.

Có lẽ ông ấy đúng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch tới thăm Bình Nhưỡng trong những tháng tới để gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và đáp lại chuyến thăm của ông Kim vào tháng 9 năm ngoái tới vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chuyến thăm diễn ra, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bình Nhưỡng kể từ năm 2000 khi ông tới gặp Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo hiện tại. Continue reading “Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “India Is Becoming a Power in Southeast Asia,” Foreign Policy, 07/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. Continue reading “Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á”

Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam

Nguồn: Derek Grossman, “Biden Hopes for Vietnam Breakthrough,” Foreign Policy, 09/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn, nhưng đó là một quá trình phức tạp.

Trong buổi lễ đón Tết Nguyên Đán năm 2011 được tổ chức tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khi đó là Lê Công Phụng đã khiến cử tọa ngạc nhiên khi tuyên bố rằng hai nước sẽ nâng quan hệ lên mức “đối tác chiến lược.” Tất nhiên, các cụm từ mô tả quan hệ đối tác thường rất mơ hồ. Nhưng từ những gì chúng ta biết về ngoại giao Việt Nam, định nghĩa của Hà Nội về quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, mà còn biểu hiện những lợi ích chiến lược cụ thể, hai bên cùng có lợi, và mang tính dài hạn. Continue reading “Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam”

Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?

Nguồn: Derek Grossman, “Why China Should Worry About Asia’s Reaction to AUKUS,” Foreign Policy, 12/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả một số quốc gia không liên kết cũng có tín hiệu ủng hộ một cách thận trọng.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại San Diego vào tháng trước, ba nhà lãnh đạo đã công bố bước quan trọng tiếp theo cho Hiệp ước An ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Australia sẽ mua ít nhất ba, có thể là năm, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia từ Mỹ, và sau cùng, họ sẽ cùng với Anh triển khai một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới do ba quốc gia cùng phát triển. Continue reading “Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?”

Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi

Nguồn: Derek Grossman, “After Pelosi’s Visit, Most of the Indo-Pacific Sides With Beijing,” Foreign Policy, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như toàn bộ khu vực đang ủng hộ Trung Quốc, nhưng cách hành xử của nước này cũng khiến người ta tăng cường ủng hộ Đài Loan.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan trong tháng này đã kích động Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh hòn đảo, ở tất cả các phía, bắn tên lửa qua không phận Đài Loan, và thực hiện nhiều hành động gây hấn khác. Căng thẳng gia tăng tại Eo biển Đài Loan cũng dẫn đến phản ứng của nhiều quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những nước ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh – rằng Đài Loan là một phần của đại lục. Tuy nhiên, chuyến đi của Pelosi cũng là minh chứng rõ ràng rằng các đồng minh quan trọng của Mỹ đang ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, đặc biệt là trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giành hòn đảo, theo đó gợi ý rằng hành vi hung hăng của Bắc Kinh đang dần khiến nước này bị xa lánh bởi những quốc gia đáng lẽ đã đứng ngoài cuộc về vấn đề Đài Loan. Continue reading “Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi”

Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến

Nguồn: Derek Grossman, “Modi’s Multipolar Moment Has Arrived,” Foreign Policy, 06/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đang được cả hai phe săn đón, Ấn Độ rõ ràng là ngư ông đắc lợi trong cuộc chiến của Nga.

Trong mọi cuộc khủng hoảng, luôn có ai đó được hưởng lợi. Trong trường hợp cuộc xâm lược Ukraine của Nga, người đó là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bằng cách từ chối lên án Moscow và tham gia các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu, Modi đã nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Các cường quốc khác – Mỹ, Nga, và Trung Quốc – đều đang ráo riết lấy lòng Ấn Độ, hy vọng sẽ loại bỏ lợi thế chiến lược của các đối thủ của họ. Một khi trở thành tâm điểm chú ý, Modi và chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông chắc chắn sẽ tìm cách duy trì động lực này. Nhiều khả năng, mục tiêu của họ sẽ là xây dựng vai trò siêu cường độc lập cho Ấn Độ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống quốc tế đa cực, và sau cùng là củng cố vị thế mới của nước này bằng chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Continue reading “Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến”

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông. Continue reading “Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte”

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?

Tác giả: Giang Nguyễn phỏng vấn Derek Grossman

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến công du đến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Phóng viên Giang Nguyễn phỏng vấn ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của tổ chức Rand Corporation. Ông là chuyên gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Derek Grossman đã cho biết thông tin về khả năng quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm lịch sử này.

Giang Nguyễn: Cảm ơn ông Derek Grossman đã dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Gần đây ông có viết trên Twitter về khả năng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến công du sắp tới có thể sẽ thông báo nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Đã có nguồn tin nào chăng khiến ông đưa ra trường hợp này? Continue reading “Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?”

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Nguồn: Derek Grossman, “What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?”, The Diplomat, 04/01/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?

Nguồn: Derek Grossman, “How US-Vietnam Ties Might Go Off the Rails”, The Diplomat, 01/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Giờ đây, khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã có dàn lãnh đạo mới, hai nước cần phải xem xét các bước tiếp theo trong quan hệ song phương. Trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã tận dụng động lực được vun đắp bởi các chính quyền trước để làm sâu sắc hơn “quan hệ đối tác toàn diện” giữa Washington với Hà Nội, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong những năm gần đây trên Biển Đông, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, càng giúp củng cố hơn nữa quan hệ đối tác Việt – Mỹ, biến mối quan hệ này thành một trong những điểm sáng tiêu biểu nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Continue reading “Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”