AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”

Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu”

Nguồn: Comfort Ero, “The Trouble With “the Global South”, Foreign Affairs, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây đã hiểu sai điều gì về phần còn lại của thế giới.

Cách đây không lâu, các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các thủ đô phương Tây khác vẫn không nghĩ nhiều về khả năng phần còn lại của thế giới có thể có những quan điểm khác biệt với quan điểm của họ. Có một số trường hợp ngoại lệ: các chính phủ mà phương Tây xem là “đối tác tốt” – nói cách khác, những nước sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích kinh tế hoặc an ninh của Mỹ và phương Tây – vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ của phương Tây ngay cả khi họ không cai trị theo các giá trị phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách phương Tây đều kỳ vọng rằng theo thời gian, các nước đang phát triển sẽ áp dụng cách tiếp cận của phương Tây đối với dân chủ và toàn cầu hóa. Rất ít nhà lãnh đạo phương Tây tỏ vẻ lo lắng rằng các quốc gia phi phương Tây sẽ chống đối các chuẩn mực của họ, hoặc xem sự phân bổ quyền lực quốc tế là một tàn tích bất công của quá khứ thuộc địa. Những nhà lãnh đạo bày tỏ quan điểm như vậy, chẳng hạn như Hugo Chávez của Venezuela, thường bị xem là kẻ lập dị với ý tưởng lạc hậu so với thời đại. Continue reading “Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu””

Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Is There Such Thing as a Global South?,” Foreign Policy, 09/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách phân loại này khơi gợi nhiều cảm xúc, nhưng về cơ bản, nó là một cách phân loại sai.

Chúng ta cần nói về “Phương Nam toàn cầu” (global south). Nhưng không phải về hơn 120 quốc gia thường được xếp vào danh sách này, mà về chính ý tưởng phương Nam toàn cầu – và cách mà nó đã thống trị diễn ngôn quốc tế trong những năm gần đây. Trước tiên, cần đặt một câu hỏi cơ bản: Có tồn tại cái gọi là phương Nam toàn cầu hay không? Continue reading “Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?”