Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm. Continue reading “Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?”

Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?

chinaeco

Nguồn: Ruchir Sharma, “How China Fell Off the Miracle Path”, The New York Times, 03/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald J. Trump đã gióng chuông báo động về Trung Quốc trong nhiều năm qua, gán cho họ biệt danh là một kẻ “côn đồ” về kinh tế lâu nay đã “ăn vụng bữa trưa của chúng ta.” Trọng tâm chính trong những đòn tấn công của ông Trump là Bắc Kinh đã thao túng đồng tiền của mình để giữ tỷ giá rẻ và giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế không công bằng. Nhưng câu chuyện này đã lỗi thời. Trung Quốc bây giờ là một mối đe dọa đối với nước Mỹ không phải vì họ mạnh mà bởi vì họ mong manh.

Bốn tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và không có điều nào có lợi cho Trung Quốc. Continue reading “Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?”