23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Poet-soldier Rupert Brooke dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Rupert Brooke, một học giả và nhà thơ trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã qua đời vì nhiễm trùng máu trên một tàu bệnh viện neo đậu ngoài khơi đảo Skyros của Hy Lạp, trong khi chờ được triển khai tham gia cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Bán đảo Gallipoli.

Sinh năm 1887 tại Rugby, Anh, Brooke theo học tại trường King’s College thuộc Đại học Cambridge, nơi ông kết bạn với những học giả nổi tiếng trong tương lai như E.M. Forster, John Maynard Keynes, và Virginia Stephens (sau này là Virginia Woolf) với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury nổi tiếng. Những chuyến đi đến Mỹ vào năm 1912 đã giúp Brooke cho ra đời một loạt các bài luận và bài báo được đón nhận nồng nhiệt; ông cũng từng sống một thời gian ở Tahiti, nơi ông đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng nhất của mình. Continue reading “23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp”

Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Rupert Brooke (1887 – 1915) là một nhà thơ người Anh với những bài thơ mang phong cách tân lãng mạn. Các tác phẩm thơ cùng sự hi sinh lúc còn trẻ của Brooke trong Thế chiến I đã góp phần làm nên danh tiếng và hình ảnh lý tưởng hóa của anh.

Rupert Brooke sinh ngày 03/08/1887 và có cha là một giáo viên phụ trách ký túc xá ở Trường Rugby. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, nơi anh đã kết giao với nhiều thành viên của ‘nhóm Bloomsbury’, Brooke đã học ở Đức và sau đó tới Italy. Năm 1909, Brooke chuyển đến làng Grantchester gần Cambridge, nơi anh từng ca ngợi trong bài thơ ‘The Old Vicarage, Grantchester’ (1912) của mình. Năm 1911, tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản. Tới năm 1913, Brooke trở thành nghiên cứu viên của Đại học King, Cambridge, ngôi trường anh từng theo học. Continue reading “Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I”