Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC

Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?

70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”