09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa

Nguồn: Smallpox is officially declared eradicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, một ủy ban các nhà khoa học tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Căn bệnh khiến 30% số người mắc có nguy cơ tử vong này là căn bệnh truyền nhiễm ở người duy nhất chính thức bị tiêu diệt.

Một thứ bệnh tương tự như đậu mùa đã tàn phá nhân loại suốt hàng nghìn năm, với trường hợp nhiễm bệnh sớm nhất được ghi nhận trong các tài liệu của Ấn Độ từ thế kỷ 2 TCN. Người ta tin rằng Pharaoh Ai Cập Ramses V đã chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1145 TCN. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus đậu mùa dường như chỉ mới xuất hiện năm 1580 SCN. Ngoài ra, một kiểu tiêm chủng – đưa một lượng nhỏ virus vào cơ thể nhằm gây bệnh nhẹ, từ đó phát triển khả năng miễn dịch — đã phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Continue reading “09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa”

27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia

Nguồn: Somali dictator flees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Muhammad Siyad Barre, lãnh đạo độc tài của Cộng hòa Dân chủ Somalia từ năm 1969, đã chạy trốn khỏi Mogadishu khi phiến quân tiến vào cung điện của ông và chiếm thủ đô Somalia.

Năm 1969, Tổng thống Somalia Abdirashid Ali Shermarke bị ám sát, và vài ngày sau, Thiếu tướng Barre lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ Barre ngày càng thắt chặt quan hệ với Liên Xô và các quốc gia khác thuộc khối Xô Viết trong thập niên 1970, nhưng sau đó, vào năm 1978, họ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô khi xâm chiếm Ethiopia để giành lại lãnh thổ Somalia trước thời thuộc địa. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi trong vòng một năm, nhưng chiến tranh du kích vẫn tiếp tục trong thập niên 1980, nhờ những hỗ trợ mà Mỹ dành cho Somalia. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn đến Somalia để thoát khỏi cuộc xung đột, và vào cuối những năm 1980, suy thoái kinh tế đã góp phần vào sự bùng nổ nội chiến ở Somalia. Continue reading “27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”

09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu

09

Nguồn: U.S Marines storm Mogadishu, Somalia; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, 1.800 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến Mogadishu, Somalia, nhằm lập lại trật tự tại đất nước đang chìm trong xung đột này.

Sau hàng thế kỷ làm thuộc địa của nhiều nước khác nhau – gồm Bồ Đào Nha, Anh và Ý – Mogadishu trở thành thủ đô của một Somalia độc lập vào năm 1960. Chưa đầy 10 năm sau, một nhóm binh sĩ do Thiếu Tướng Muhammad Siad Barre lãnh đạo đã lên nắm quyền, và tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một đợt hạn hán xảy ra giữa những năm 1970 cùng một cuộc nổi dậy bất thành của người dân tộc thiểu số Somali ở một tỉnh lân cận với Ethiopia đã làm mất đi nhiều lương thực và nhà ở. Tính đến năm 1981, gần 2 triệu người dân nước này trở thành người vô gia cư. Continue reading “09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu”

04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia

US troops in Somalia

Nguồn:Bush orders U.S. troops to Somalia,” History.com (truy cập ngày 03/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã ra lệnh đưa 28.000 lính tới Somalia, đất nước Đông Phi đang bị chiến tranh tàn phá, nơi các lãnh chúa đối đầu nhau đang ngăn chặn việc phân phối viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Somali thiếu đói. Trong sứ mệnh quân sự mà ông mô tả là “công việc của Chúa,” Bush nói rằng nước Mỹ phải hành động để cứu giúp sinh mạng của hơn một triệu người dân Somalia, nhưng trấn an người Mỹ rằng “chiến dịch này không phải là không có giới hạn” và “chúng ta sẽ không ở lại thêm một ngày nào không cần thiết.” Thật không may, đội quân nhân đạo của Mỹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị của Somalia, và sứ mệnh gây tranh cãi này đã kéo dài tới 15 tháng trước khi bị Tổng thống Bill Clinton đột ngột chấm dứt năm 1993. Continue reading “04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia”