25/05/1979: Tai nạn máy bay American Airlines ở Chicago

Nguồn: American Airlines plane crashes in Chicago, killing all aboard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, gần 300 người đã thiệt mạng khi một máy bay của hãng American Airlines rơi và phát nổ vì mất một động cơ ngay sau khi cất cánh.

Đầu kỳ nghỉ cuối tuần Ngày Lễ Tưởng niệm năm 1979, 277 hành khách đã có mặt trên chuyến bay số 191 khởi hành từ sân bay O’Hare của Chicago đi Los Angeles. Chiếc máy bay phản lực DC-10 cất cánh bình thường, nhưng khi vừa mới bay lên được khoảng 120 mét thì nó đã mất thăng bằng và nghiêng sang trái. Sau đó, nó lao nhanh xuống và chạm đất ở sân bay Ravenswood, nơi đã bị bỏ hoang và không còn hoạt động. Continue reading “25/05/1979: Tai nạn máy bay American Airlines ở Chicago”

02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô

Nguồn: Anthrax poisoning kills 62 in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đợt bùng phát bệnh than (anthrax) đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ekaterinburg, Liên Xô. Vào thời điểm đợt dịch kết thúc sáu tuần sau, 62 người đã chết và 32 người khác may mắn sống sót khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Ekaterinburg cũng bị thiệt hại về vật nuôi do dịch bệnh.

Khi cư dân Ekaterinburg lần đầu tiên báo cáo về dịch bệnh, chính phủ Liên Xô đã thông báo rằng nguyên nhân là do thịt bị nhiễm độc mà các nạn nhân đã ăn phải. Nhưng trong giới tình báo, thị trấn này vốn được biết đến vì nhà máy vũ khí sinh học của nó, nên phần còn lại của thế giới đã ngay lập tức nghi ngờ lời giải thích của Liên Xô. Continue reading “02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô”

09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa

Nguồn: Smallpox is officially declared eradicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, một ủy ban các nhà khoa học tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Căn bệnh khiến 30% số người mắc có nguy cơ tử vong này là căn bệnh truyền nhiễm ở người duy nhất chính thức bị tiêu diệt.

Một thứ bệnh tương tự như đậu mùa đã tàn phá nhân loại suốt hàng nghìn năm, với trường hợp nhiễm bệnh sớm nhất được ghi nhận trong các tài liệu của Ấn Độ từ thế kỷ 2 TCN. Người ta tin rằng Pharaoh Ai Cập Ramses V đã chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1145 TCN. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus đậu mùa dường như chỉ mới xuất hiện năm 1580 SCN. Ngoài ra, một kiểu tiêm chủng – đưa một lượng nhỏ virus vào cơ thể nhằm gây bệnh nhẹ, từ đó phát triển khả năng miễn dịch — đã phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Continue reading “09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa”

18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II

Nguồn: Jimmy Carter and Leonid Brezhnev sign the SALT-II nuclear treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Vienna, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận SALT-II, đưa ra các hạn chế và hướng dẫn về vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận chưa bao giờ chính thức có hiệu lực này đã trở thành một trong những hiệp định Mỹ – Xô gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Lạnh.

SALT-II là hệ quả của nhiều vấn đề dai dẳng còn sót lại từ thỏa thuận SALT-I thành công năm 1972. Mặc dù thỏa thuận năm 1972 đã hạn chế rất nhiều loại vũ khí hạt nhân, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi SALT-I được cả hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1972. Continue reading “18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II”

28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile

Nguồn: Nuclear disaster at Three Mile Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 4 giờ sáng ngày này năm 1979, tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân Hoa Kỳ đã bắt đầu khi một van áp suất trong lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile mắc lỗi và không thể đóng lại. Nước làm mát, bị nhiễm phóng xạ, đã từ van chảy lan sang các tòa nhà liền kề, và lõi hạt nhân bắt đầu nóng lên tới mức nguy hiểm.

Nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile được xây dựng vào năm 1974 trên một bãi bồi trên sông Susquehanna của Pennsylvania, chỉ cách thủ phủ Harrisburg 10 dặm về phía hạ lưu. Năm 1978, một lò phản ứng tiên tiến thứ hai bắt đầu hoạt động trên đảo Three Mile, nơi được ca ngợi là tạo ra nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá phải chăng trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Continue reading “28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile”

07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ

Nguồn: Josef Mengele, known as the “Angel of Death,” dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Josef Mengele – bác sĩ quân y khét tiếng từng thực hiện các thí nghiệm y khoa tại trại tập trung Auschwitz – đã chết vì đột quỵ khi đang bơi ở Brazil. Cái chết của ông ta không được xác minh cho tới năm 1985.

Khi chiến tranh nổ ra, Mengele là bác sĩ quân y của lực lượng SS – đội cận vệ tinh nhuệ của Hitler mà sau này là lực lượng cảnh sát mật đã thực hiện các chiến dịch khủng bố nhân danh chủ nghĩa phát xít. Năm 1943, Mengele được điều vào một vị trí sẽ tạo nên sự khét tiếng của ông ta về sau. Thủ lĩnh SS là Heinrich Himmler đã bổ nhiệm Mengele làm bác sĩ trưởng của các trại tập trung Auschwitz “tử thần” tại Ba Lan. Continue reading “07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ”

29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego

Nguồn: School shooting in San Diego, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Brenda Spencer đã giết hai người và làm bị thương chín trẻ em khi những người này đi vào Trường Tiểu học Grover Cleveland ở San Diego. Spencer đã đứng từ nhà của mình – vốn nằm đối diện ngôi trường – và bắn sang bằng súng trường. Sau 20 phút xả súng, cảnh sát đã bao vây nhà của Spencer trong sáu tiếng cho tới khi cô ta đầu hàng. Khi được hỏi về động cơ tiến hành vụ tấn công, Spencer được cho là đã nói: “Chỉ là tôi không thích thứ Hai thôi. Tôi làm vậy để khiến mọi thứ trở nên vui vẻ hơn. Chẳng ai thích thứ Hai cả.” Continue reading “29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu

Nguồn: OPEC states raise oil prices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước. Continue reading “16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran

Nguồn: Shah flees Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, khi phải đối mặt với binh biến và nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại chế độ của ông, Mohammad Reza Shah Pahlavi, người cai trị Iran kể từ năm 1941, đã buộc phải rời khỏi đất nước. Mười bốn ngày sau đó, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh đạo tinh thần của cuộc cách mạng Hồi giáo, đã trở về sau 15 năm sống lưu vong và giành quyền kiểm soát Iran.

Năm 1941, quân Anh và Liên Xô đã tiến vào chiếm đóng Iran. Trước sự nghi ngờ của người Anh và người Liên Xô, nhà vua (Shah) đầu tiên của triều Pahlavi đã bị buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Mohammad Reza. Nhà vua mới hứa sẽ duy trì chế độ quân chủ lập hiến nhưng thực ra vẫn thường can thiệp vào chính phủ dân cử. Sau khi một âm mưu của phe cộng sản chống lại ông thất bại vào năm 1949, Reza lại càng tập trung quyền lực vào tay mình. Continue reading “16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran”

29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử

DengCarter

Nguồn:Deng Xiaoping and Jimmy Carter sign accords”, History.com (truy cập ngày 28/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1979, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Tổng thống Jimmy Carter, và họ cùng nhau ký các thỏa thuận lịch sử mới, qua đó đảo ngược hàng thập kỷ chống Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua quá trình biến đổi đầy đủ và toàn diện của Trung Quốc. Là con trai của một địa chủ, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1920 và tham gia vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934. Năm 1945, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, và với chiến thắng năm 1949 của phe cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, ông trở thành lãnh đạo đảng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Được điều về Bắc Kinh làm phó thủ tướng vào năm 1952, ông đã thăng tiến nhanh chóng, trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1954, và là thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền vào năm 1955. Continue reading “29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử”

07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ

Vietnam troops in Cambodia

Nguồn:Pol Pot overthrown,” History.com (truy cập ngày 06/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia, lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot và Khmer Đỏ.

Khmer Đỏ, do Pol Pot tổ chức trong các khu rừng già Campuchia trong những năm 1960, chủ trương một cuộc cách mạng cộng sản triệt để nhằm loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây tại Campuchia và thiết lập một xã hội thuần nông nghiệp. Năm 1970, được sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quân du kích Khmer Đỏ tiến hành một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại các lực lượng chính phủ Campuchia, nhanh chóng giành quyền kiểm soát gần một phần ba diện tích đất nước. Continue reading “07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ”

24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan

Mujahedin fighters armed with Stinger missile

Nguồn:Soviet tanks roll into Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 23/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan, với lý do duy trì hiệp ước hữu nghị giữa hai nước năm 1978. Gần nửa đêm, Liên Xô tổ chức một đợt không vận lớn vào Kabul, thủ đô của Afghanistan, ước tính bao gồm 280 máy bay vận tải và ba sư đoàn, mỗi sư đoàn gần 8.500 người. Chỉ trong ít ngày, Liên Xô đã chiếm được Kabul, và triển khai một đơn vị đặc nhiệm tấn công vào Điện Tajbeg (nơi sinh sống của Tổng thống Hafizullah Amin). Các phần tử quân đội hoàng gia Afghan trung thành với Hafizullah Amin đã kháng cự dữ dội, nhưng không kéo dài được lâu.

Ngày 27 tháng 12, Babrak Karmal, nhà lãnh đạo lưu vong của phe Parcham của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) theo đường lối Marxist, được đưa lên làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan. Các lực lượng bộ binh của Liên Xô bắt đầu tràn vào lãnh thổ Afghanistan từ phía Bắc. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đã gặp phản kháng đáng kể khi họ mạo hiểm rời thành lũy tiến về vùng nông thôn. Continue reading “24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan”