Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức

Nguồn: Han-Werner Sinn, “Germany’s Dangerously Flawed Energy Policies”, Project Syndicate, 24/05/2019.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn diện mô hình kinh tế Đức. Có lẽ ông ấy đã đúng, ít nhất là khi nói đến lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Pháp sản xuất hơn 70% lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân và đang cố gắng chuyển sang dùng ô tô điện (electric vehicle – EV) để sử dụng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân thì Đức lại phụ thuộc vào các trang trại điện gió và các dạng năng lượng xanh khác. Đức đã có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và năng lượng than vào năm 2038. Tuy nhiên, nỗ lực vận hành nền công nghiệp Đức bằng năng lượng gió đang đối mặt với sức cản chính trị ngày càng tăng vì các tuabin gió đã xuất hiện ở khắp nơi – một số cao đến 250 mét (820 feet) – làm cho ngay cả những khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất cũng đang giống với cảnh quan công nghiệp. Continue reading “Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức”

Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?

chinamao

Nguồn: Ian Buruma, “The Second Life of Chairman MaoProject Syndicate, 10/09/2001.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mao Chủ tịch đã chết cách đây hai mươi lăm năm (tính đến năm 2001 – ND). Có thực vậy không nhỉ? Tên của ông vẫn được sùng bái ở các quốc gia cách mạng chậm phát triển như Peru và Nepal. Ở Trung Quốc, ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa của một lớp trẻ thành thị ưu tú, những người không có những ký ức về Mao.

Di sản của Mao vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với giới lãnh đạo Đảng hiện nay, những người đã phản bội gần như tất cả mọi thứ mà vị Chủ tịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mao đã trở thành một vị thánh của dân gian. Ảnh của ông trong những khung vàng thường được treo trên gương chiếu hậu của nhiều taxi Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hồ Nam quê ông. Ở làng Thiều Sơn, nơi Mao sinh ra, bùa hộ mệnh mang khuôn mặt của ông được bán cùng với bùa hộ mệnh có hình Phật hay Lão Tử, những thứ hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe. Continue reading “Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á

park-obama-abe-at-the-hague

Nguồn: James Curran, “Trouble at sea for the US and its Asian allies,” East Asia Forum, 19/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á”

Nhạc rock và các chế độ độc tài

1225778_1280x720

Nguồn: Ian Buruma, “Gimme Shelter From Dictatorship,” Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau chuyến thăm  lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba thì một buổi biểu diễn miễn phí của ban nhạc Rolling Stones ở Havana có vẻ chỉ là một sự kiện tương đối nhỏ. Obama đã hồi sinh mối quan hệ với Cuba sau hơn một nửa thế kỷ thù địch sâu sắc. Chỉ là các thành viên tuổi bảy mươi của ban nhạc chơi mấy bài nhạc ầm ĩ.

Tuy nhiên, về mặt biểu tượng, buổi biểu diễn này không nhỏ chút nào. Để hiểu được tầm quan trọng của việc ban nhạc Rolling Stones biểu diễn trước hàng trăm ngàn người Cuba hâm mộ, ta phải hiểu nhạc rock and roll có ý nghĩa như thế nào đối với những người sống dưới các chế độ chuyên chế cộng sản. Continue reading “Nhạc rock và các chế độ độc tài”

Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng

thinking

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Learning Without Theory”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tình trạng thế giới? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho các quốc gia trở nên cạnh tranh hơn, tăng trưởng trở nên bền vững hơn và bao trùm hơn (inclusive – tức tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ tăng trưởng – NBT), đồng thời có sự bình đẳng hơn giữa các giới?

Cách thứ nhất là dựa vào một lý thuyết đúng về mối quan hệ giữa hành động và kết quả và sau đó thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống gặp phải, chúng ta thiếu một lý thuyết như thế, hoặc giả sử có một lý thuyết thì chúng ta cũng không chắc chắn rằng nó đúng hay sai. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có nên trì hoãn việc hành động cho đến khi chúng ta biết rõ là hành động nào sẽ có hiệu quả? Nhưng làm thế nào chúng ta biết được điều đó nếu chúng ta không hành động? Và nếu chúng ta hành động, thì làm thế nào để đánh giá là liệu chúng ta đã làm đúng hay sai? Continue reading “Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”

Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông”

107189661_10_edit_2412268b

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Trial-and-Error Economy”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch làm việc của Chính phủ Trung Quốc năm 2015 do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trong tháng này đánh dấu sự chuyển dịch của Trung Quốc sang một trạng thái tăng trưởng kinh tế “bình thường mới” (new normal) ở mức 7%. Việc chuyển dịch sang mức tăng trưởng chậm hơn đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhưng cũng tạo ra một cơ hội quan trọng để Trung Quốc đảm bảo sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra cơ hội này và đang hành động để hỗ trợ việc chuyển đổi sang các mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Bộ Tài chính Trung Quốc đã nâng mức thâm hụt ngân sách của Chính phủ từ 1,8% GDP vào năm 2014 lên 2,7% trong năm 2015, và sẽ cho phép các chính quyền địa phương mắc nợ nhiều được phép hoán đổi 1 nghìn tỉ NDT (161,1 tỉ đô la) tiền nợ đáo hạn trong năm nay lấy trái phiếu với lãi suất thấp hơn. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông””

Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản

610915599_o

Nguồn: Yuriko Koike, “Thomas Piketty’s Japanese Tour,” Project Syndicate, 01/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ 21) của Thomas Piketty đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật Bản 6 tháng sau khi tạo nên một làn sóng tranh luận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và các nước phát triển khác ở phương Tây đã làm cho các lập luận của Piketty có thêm những ý nghĩa độc đáo mới, giống như đã từng xảy ra với nhiều món hàng xuất khẩu khác của phương Tây sang đất nước này.

Luận đề cơ bản của Piketty cho rằng nhân tố hàng đầu làm bất bình đẳng gia tăng ở các nước phát triển là sự tích lũy của cải của những người vốn đã giàu có nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có mức độ bất bình đẳng thấp hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Thật vậy, dù từ lâu Nhật Bản đã là một cường quốc công nghiệp, nó vẫn thường được gọi là đất nước cộng sản thành công nhất thế giới. Continue reading “Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản”

Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?

_73140347_8fe9854e-c7a2-49d4-83bd-422317f6182c

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Can Minsk 2.0 Save Ukraine?”, Project Syndicate, 19/02/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một thỏa thuận ngừng bắn mới cho Ukraine vừa được kí tại Minsk gần đúng một năm sau ngày các binh lính Nga – mặt che kín và quân hiệu bị tháo bỏ – tiến vào xâm lược bán đảo Crimea. Trong quãng thời gian đó, hàng ngàn người Ukraine đã bị sát hại, hàng trăm ngàn người khác đã trở thành người tị nạn ngay trên đất nước mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người quyết tâm khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng trước đây của đế chế Nga/Xô-viết bằng vũ lực, đã xé tan các quy tắc từng đảm bảo hòa bình ở châu Âu – hay đúng hơn là trên phần lớn thế giới – trong ba thế hệ qua.

Khi Nga bắt đầu tìm cách thu phục Ukraine thì tôi đang ở trong tù với rất ít hy vọng giành lại được tự do cho mình. Chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã hoàn toàn làm theo ý của Kremlin và việc giam giữ tôi chỉ kết thúc nhờ sự dũng cảm của hàng triệu người Ukraine đòi lật đổ chế độ đó. Tuy nhiên, sự tự do của tôi đã có một dư vị cay đắng vì tôi có được tự do khi cuộc chiến tranh chống lại đất nước tôi bắt đầu. Continue reading “Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?”

#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông

 creatures-montage

Nguồn: Shih-Ming Kao (2014). “Regional Cooperation in the Mediterranean and the Caribbean Seas: Lessons Learned and Possible Alternatives to the South China Sea Disputes, Coastal Management, Vol. 42, No. 3, pp. 263-279.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Tóm tắt

Trong khi triển vọng giải quyết hiệu quả các tranh chấp trên Biển Đông còn xa vời thì có nhiều việc cần thiết mà các bên liên quan vẫn có thể cùng nhau giải quyết. Các ví dụ về hợp tác khu vực từ những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là từ những khu vực tương tự như Biển Đông, sẽ cung cấp những bài học có giá trị về vấn đề này. Bài viết này có mục đích tìm hiểu xem việc hợp tác khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biển, được thực hiện ở biển Địa Trung Hải và vùng biển Caribê như thế nào và thấy rằng cả hai khu vực đã thiết lập cơ chế hợp tác khu vực trên hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên các cơ chế hợp tác có sự khác biệt đáng kể về hình thức, nguồn gốc, khuôn khổ pháp lý, và thể chế. Bài học có thể áp dụng được cho Biển Đông là nên có một quy chế có tính ràng buộc pháp lý để quản lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường biển; nên có một tổ chức quản lý nghề cá khu vực để quản lý tài nguyên sinh vật biển; một số vấn đề chỉ nên có sự tham gia của các quốc gia có biên giới trên Biển Đông trong khi các quốc gia ngoài khu vực chỉ nên có tư cách quan sát viên; và hợp tác nên được bắt đầu từ các lĩnh vực ít nhạy cảm chính trị. Cũng như tại các khu vực có tranh chấp khác, ý chí chính trị từ tất cả các bên trong khu vực là tối quan trọng cho sự thành công của bất kỳ cơ chế nào trong các cơ chế đã nói ở trên. Continue reading “#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông”