Nguồn: Michael W. Doyle (1986). “Liberalism and World Politics”, The American Political Science Review, Vol. 80, No. 4 (Dec.), pp. 1151-1169.>>PDF
Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Bài liên quan: #58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?
Dựa trên lượng văn liệu ngày càng nhiều về khoa học chính trị quốc tế, tôi khảo sát lại tuyên bố truyền thống của chủ nghĩa tự do rằng các chính phủ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tự do cá nhân thực hiện việc “kiềm chế” và “các ý định hòa bình” trong chính sách đối ngoại của họ. Tôi xem xét ba truyền thống lý thuyết khác biệt của chủ nghĩa tự do, thuộc về ba nhà lý thuyết: Schumpeter, một nhà tư bản dân chủ mà cách giải thích của ông về thuyết hòa bình nhờ dân chủ thường được chúng ta viện dẫn; Machiavelli, một nhà cộng hòa cổ điển mà hào quang của ông là một chủ nghĩa đế quốc chúng ta thường thực hành; và Kant, một nhà cộng hòa tự do mà lý thuyết về chủ nghĩa quốc tế của ông là lời giải thích tốt nhất cho thực tế của chúng ta. Bất chấp những mâu thuẫn của thuyết hòa bình dân chủ và chủ nghĩa đế quốc tự do, tôi thấy rằng, với Kant và các nhà cộng hòa dân chủ khác, chủ nghĩa tự do đã để lại một di sản nhất quán cho quan hệ đối ngoại. Các nhà nước tự do khác với các loại nhà nước khác. Chúng thực sự hòa bình. Nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra chiến tranh (với các nước phi tự do – NHĐ). Các nhà nước tự do đã tạo ra một nền hòa bình riêng biệt, như Kant đã tranh luận rằng chúng sẽ như vậy, và cũng đã phát hiện những nguyên nhân bắt nguồn từ các tư tưởng tự do dẫn tới sự hiếu chiến, điều ông đã lo ngại sẽ xảy ra. Tôi kết luận bằng cách lập luận rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa hòa bình dân chủ, chủ nghĩa đế quốc tự do, và chủ nghĩa quốc tế của Kant không phải điều bất thường. Chúng có nguồn gốc từ các quan niệm khác nhau về công dân và nhà nước. Continue reading “#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới”