27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết

Nguồn: Ships collide off Newfoundland, killing 322, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, sương mù đột ngột và dày đặc đã khiến hai con tàu va vào nhau, giết chết 322 người ở ngoài khơi Newfoundland.

Arctic là một con tàu hạng sang, được đóng vào năm 1850, chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Vỏ tàu bằng gỗ và có thể đạt tốc độ lên đến 13 hải lý/giờ, một tốc độ ấn tượng vào thời điểm đó. Ngày 20/09, Arctic rời Liverpool, Anh, lên đường đến Bắc Mỹ. Bảy ngày sau, khi con tàu đến gần bờ biển Newfoundland, trời bất ngờ chuyển sương mù dày đặc. Thật không may, thuyền trưởng của con tàu, James Luce, đã không tuân thủ các biện pháp an toàn thông thường để đối phó với sương mù – ông đã không giảm tốc độ, không bấm còi tàu và cũng không bổ sung thêm người canh gác. Continue reading “27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

27/09/1540: Dòng Tên được thành lập

Nguồn: Jesuit order established, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1540, tại Rome, Dòng Chúa Jesus, hay Dòng Tên – một tổ chức truyền giáo Công giáo La Mã – nhận được điều lệ từ Giáo hoàng Paul III. Dòng Tên đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại phong trào Kháng Cách và cuối cùng đã thành công trong việc đưa hàng triệu người trên khắp thế giới cải đạo sang Công giáo.

Phong trào Dòng Tên được thành lập bởi Ignatius de Loyola, một người lính Tây Ban Nha sau này trở thành linh mục, vào tháng 08 năm 1534. Những tín đồ Dòng Tên đầu tiên – Ign Ignusus và sáu học trò của ông – đã thề sống cuộc đời nghèo khổ và khiết tịnh, đồng thời lên kế hoạch cho việc cải đạo người Hồi giáo sang Công giáo. Nếu việc du hành đến Thánh địa Jerusalem là không khả thi, họ thề sẽ hiến dâng bản thân mình cho Giáo hoàng để thực hiện sứ mệnh của ngài. Continue reading “27/09/1540: Dòng Tên được thành lập”

27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên

Nguồn:The Tripartite Pact is signed by Germany, Italy, and Japan,” History.com (truy cập ngày 26/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1940, phe Trục chính thức được thành lập khi Đức, Ý, và Nhật Bản trở thành đồng minh với việc ký Hiệp ước Ba bên ở Berlin (do đó nó còn được gọi là Hiệp ước Berlin). Hiệp ước này quy định sự hỗ trợ lẫn nhau nếu một bên tham gia bị tấn công bởi bất cứ quốc gia nào chưa tham gia vào Thế chiến II. Việc chính thức hóa sự thành lập liên minh phe Trục nhắm trực tiếp đến nước Mỹ “trung lập” – được thiết kế nhằm buộc Mỹ phải cân nhắc cẩn thận trước khi mạo hiểm tham gia vào phe Đồng Minh. Continue reading “27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên”