Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands

120203012129-falkland-islands-map-story-top

Nguồn:How competing claims to the Falklands/Malvinas compare“, The Economist, 15/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một trong những nhà lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên chúc mừng Jeremy Corbyn về việc ông được bầu làm lãnh đạo Công Đảng của Anh vào ngày 12 tháng 9 là Cristina Fernandez de Kirchner. Bà tổng thống của Argentina đã đăng lời chúc mừng ông Corbyn trên tài khoản Twitter của Chính phủ như sau: “một người bạn lớn của khu vực Mỹ Latinh, người đã chia sẻ, trong tình đoàn kết, đòi hỏi của chúng tôi về quyền bình đẳng và chủ quyền chính trị”. Ở đây bà Tổng thống muốn ám chỉ đến tranh chấp chủ quyền lâu đời giữa Anh Quốc và Argentina đối với Quần đảo Falkands, hay còn gọi là Malvinas theo cách gọi của người Tây Ban Nha, nằm cách bờ Đông của Nam Mỹ khoảng 480 km. Cả Anh Quốc và Argentina đều tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo này. Thật bất thường đối với một chính khách Anh Quốc khi ông Corbyn lập luận rằng quần đảo này nên được quản lý chung bởi hai nước. Như vậy, tuyên bố chủ quyền của hai quốc gia này có gì khác và giống nhau? Continue reading “Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands”

Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc

china_and_us_flag__130304062631

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “China’s New Global Leadership”, Project Syndicate, 21/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Thảo | Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Tin tức kinh tế quan trọng nhất trong năm nay đến không quá bất ngờ: Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như thông tin từ những chuyên gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Và trong khi vị thế địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với tiềm lực kinh tế to lớn của nó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phung phí vai trò lãnh đạo thế giới của mình, vốn xuất phát từ sự tham lam vô tội vạ của giới thượng lưu kinh tế và chính trị trong nước cũng như bị mắc vào cái bẫy tự tạo trong cuộc chiến triền miên ở Trung Đông. Continue reading “Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc”

#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”

TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu

TPP_map-680x365

Tác giả: Shuaihua Cheng | Biên dịch: Trần Tuấn Minh

Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (gọi tắt là TPP) thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc đã gợi lên nhiều câu hỏi: Liệu TPP có phải là một câu lạc bộ “ai cũng được trừ Trung Quốc”, được thiết lập nhằm kiềm chế quốc gia này hay không? Liệu Trung Quốc có phản ứng lại bằng các khối thương mại cạnh tranh tương tự, từ đó gia tăng sự thù địch trên lĩnh vực kinh tế đối với Hoa Kỳ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của trật tự thương mại toàn cầu? Continue reading “TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu”