Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Nguồn: Britain agrees to return Hong Kong to China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã ký một thỏa thuận cam kết rằng nước Anh sẽ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997 để đổi lại các điều khoản đảm bảo mở rộng hệ thống tư bản của lãnh thổ này trong vòng 50 năm. Hồng Kông được Trung Quốc cho Anh thuê vào năm 1898, thời hạn 99 năm.

Vào năm 1839, trong Chiến tranh Thuốc Phiện lần I, Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đè bẹp phe phản đối sự can thiệp của họ vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Quốc. Một trong những bước tiến đầu tiên của Anh là chiếm Hồng Kông, một hòn đảo dân cư thưa thớt ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Continue reading “19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn

trieu tu duong

Nguồn: Bao Tong, “Remembering Zhao Ziyang”, Project Syndicate, 17/01/2005

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm khi Triệu Tử Dương [Zhao Ziyang, Tổng bí Thư ĐCS Trung Quốc từ 1/11/1987 đến 23/6/1989] qua đời năm 2005, ông đã phải sống trong điều kiện bị hoàn toàn cô lập khỏi xã hội Trung Quốc do bị quản thúc tại gia bất hợp pháp suốt 16 năm, một điều khiến cho cả luật pháp lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thấy xấu hổ.

Sự bức hại Triệu Tử Dương là sự bức hại một nhà lãnh đạo tận tâm, người đã cống hiến những nỗ lực đột phá trong hơn một thập niên giúp mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1970, nông dân Trung Quốc từ lâu đã mất quyền sở hữu ruộng đất do tập thể hóa và việc thành lập các Công xã Nhân dân. Đó là quyền mà họ chưa bao giờ giành lại được. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương là người đầu tiên ủng hộ việc trao lại quyền tự chủ cho nông dân và khởi xướng các đợt thử nghiệm đầu tiên để bãi bỏ Công xã Nhân dân. Continue reading “Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn”