Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc

Tác giả: Hunter Stires | Biên dịch: Văn Cường

Trung Quốc đang coi hải phận ở Biển Đông như thể đó là một vùng lãnh thổ đất liền. Mỹ thì sao?

Sự chi phối của một hệ thống quốc tế giúp duy trì nguyên tắc pháp lý và triết lý về “quyền tự do trên biển” là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất dù không được biết đến rộng rãi của Mỹ. Việc bảo toàn trật tự trên biển mang tính tự do và cởi mở là nhu cầu cấp thiết đối với một quốc gia mà khả năng kết nối của họ với hơn 80% dân số thế giới phụ thuộc vào vận tải biển. Trong gần 4 thế kỷ, theo nguyên tắc pháp lý (sau đó được hệ thống hóa thành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), các đại dương được coi là một tài sản chung, mà ở đó chủ quyền quốc gia bị giới hạn và hoàn toàn dựa vào tài sản kề gần đất liền. Tuy nhiên, cấu trúc có ý nghĩa sống còn này đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông. Continue reading “Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc”

Bẫy nợ của Tập Cận Bình

Nguồn: Gordon Chang, “Xi Jinping’s Debt Trap“, The National Interest, 16/10/2018.

Biên dịch: Văn Cường

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump – việc áp đặt thuế quan – có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tháng 12/2018 đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, vốn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và được coi là khởi đầu của cái gọi là “thời kỳ cải cách” của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, cải cách đã thúc đẩy Trung Quốc vươn tới những tầm cao phi thường.

Tuy vậy, đất nước này đã đạt tới đỉnh cao của mình. Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, được dẫn dắt bởi một Tập Cận Bình đầy ý chí, giờ đây đang phủ nhận chính những chính sách theo đường lối cải cách vốn là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nước này. Continue reading “Bẫy nợ của Tập Cận Bình”

Một nước Mỹ thất thường

Biên dịch: Văn Cường

Việc Trump rời bỏ thỏa thuận Iran cho thấy cách thức ra quyết định chính sách đối ngoại về cơ bản đã thay đổi sau năm 2008.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) (hay còn gọi là Thỏa thuận Iran) vào ngày 8/5 vừa qua đã làm dấy lên một loạt suy đoán đầy giận dữ giữa các học giả và chuyên gia về tác động của động thái này. Có nhiều biến số đang diễn ra. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đều cảm thấy bất an, trong khi Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã chào đón tuyên bố này trong hân hoan. Continue reading “Một nước Mỹ thất thường”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “Why China Won’t Rescue North Korea, Foreign Affairs, January/February 2018.

Biên dịch: Văn Cường

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Continue reading “Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên”

Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc

china_2394768b

Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock, 07/07/2016

Biên dịch: Văn Cường

Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao.

Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc”

Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải

greece-port

Nguồn: Elodie Sellier, “China’s Mediterranean Odyssey“, The Diplomat, 19/04/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Ngày 8/4, sau khi ký thỏa thuận mua cảng Piraeus của Hy Lạp, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Athens, Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường biển Trung Quốc (COSCO) Xu Lirong đã phát biểu: “Hãy để tàu căng buồm và mang Bộ lông cừu vàng về đây”. Bên cạnh truyền thuyết lãng mạn về các anh hùng Jason và Argonauts của Hy Lạp, “bộ lông cừu vàng” kiểu Trung Quốc (hợp đồng giữa COSCO với Hy Lạp) có giá trị không dưới 368,5 triệu Euro và một cam kết đầu tư 350 triệu Euro trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đang ngày càng tiến về phía Tây, khi đưa ra hàng loạt đề nghị với các đối tác Châu Âu nhằm hiện thực chiến lược làm sống lại các tuyến đường tơ lụa của mình. Dưới con mắt của Bắc Kinh, việc mua cảng Piraeus là một bước tiến lớn trong dự án “Một Vành đai Một Con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng và đầu tư với mục tiêu xây dựng “một cây cầu mới của tình hữu nghị và hợp tác”. Gần đây, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn gắn kết các nền kinh tế năng động của hai đầu con đường tơ lụa, là khu vực Đông Á và Tây Âu. Continue reading “Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường

India-vs-China-690-825x542

Nguồn: Darren MacKie, “The Race to Superpower Status“, Asian Affairs, 03/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Trước khi khẳng định nước nào sẽ là siêu cường toàn cầu thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại các yếu tố để tạo nên một siêu cường là gì. Quan điểm chung đều cho rằng siêu cường là một quốc gia có thể tạo ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia đó tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Điều này đạt được thông qua sức mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao và khoa học kỹ thuật. Nếu xét về khía cạnh này thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã là siêu cường. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu cả hai có thực sự thể hiện được tất cả những điều nói trên ở phương diện toàn cầu, nếu không thì nước nào nổi trội hơn? Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường”

Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN

1158590289

Nguồn: Sanchita Basu Das, “Five Facts about the ASEAN Economic Community“, ISEAS Perspective, No. 20, 2015.

Biên dịch: Văn Cường

Mở đầu

Do thời hạn chót của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đang đến gần, dự án này đang phải chịu nhiều sự chỉ trích hơn là ủng hộ. Phần đông mọi người dường như tin rằng các thành quả của sáng kiến này, cụ thể là một không gian sản xuất hợp nhất với sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động lành nghề, sẽ không đạt được vào tháng 12/2015.

Tuyên bố “thẳng thừng” này có một vài điểm hợp lý. Nhưng chúng ta phải tự hỏi bản thân xem định nghĩa về cộng đồng kinh tế là gì khi ASEAN quyết định thành lập AEC. Ngay cả nếu chúng ta có quan niệm rằng “ASEAN không thể đem lại AEC”, chúng ta có thể đổ lỗi cho tổ chức này đến chừng mức nào? Và liệu AEC, với tư cách là sáng kiến khu vực duy nhất, có thể bị đổ lỗi vì những sự thay đổi chính sách trong nền kinh tế trong nước của mỗi nước thành viên, và do đó những mối bất hòa tiêu cực có thể xảy ra hay không? Continue reading “Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN”

Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung

HBO_6101_UPDATE

Nguồn: Emanuel Pastreich, “Interview: Joseph Nye“, The Diplomat, 30/10/2015.

Biên dịch: Văn Cường

Cựu hiệu trưởng trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard Joseph Nye là biểu tượng trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt bốn thập kỷ vừa qua. Ông đã phục vụ trong Chính phủ Mỹ với vai trò Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề hỗ trợ an ninh, khoa học và công nghệ. Ông là tác giả nhiều cuốn sách có ảnh hưởng như “Sức mạnh mềm: Những phương thức để thành công trong chính trị quốc tế”. Cuốn sách mới đây nhất của ông là “Kỷ nguyên Mỹ đã kết thúc?” (Wiley 2015) đưa ra luận điểm rằng Mỹ vẫn giữ vị trí cường quốc hàng đầu trên thế giới và các xu hướng hiện nay cho thấy Mỹ tiếp tục giữ vai trò đó, mặc dù bản chất của sức mạnh Mỹ sẽ có thay đổi. Continue reading “Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung”

Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

flag-NKorea-China_3125013b

Nguồn: Shale Horowitz, “Why China’s Leaders Benefit from a NuclearThreatening North Korea: Preempting and Diverting Opposition at Home and Abroad“, Pacific Focus, Vol. XXX, No. 1 (April 2015), 10–32.

Biên dịch: Văn Cường

Tóm tắt: Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc sau đó của Triều Tiên, hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với Triều Tiên. Tại sao Trung Quốc lại đưa ra sự hỗ trợ này? Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình đã ngày càng ưu tiên nền chính trị trong nước hơn là các lợi ích quốc gia. Điều này ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng coi việc hạt nhân hóa, các nỗ lực phổ biến hạt nhân và hành động có kiểm soát của Triều Tiên là ngày càng có lợi – miễn là những hoạt động này không đi xa đến mức gây ra chiến tranh tổng lực. Các hành động của Trung Quốc, trái ngược với những tuyên bố của nước này, rất phù hợp với bài phân tích dưới đây. Continue reading “Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”