Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông

20160123_cnp003

Nguồn: “Well-wishing, The Economist, 23/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đã trở nên tất bật với những chuyến công du quốc tế. Năm ngoái, chủ tịch Tập đến thăm nhiều quốc gia hơn tổng thống Mỹ Barack Obama (14 so với 11), công du khắp nơi từ Mỹ đến Maldives và Zimbabwe, bất kể nước chủ nhà lớn mạnh, nhỏ yếu hay cô lập tới nhường nào. Mục đích của chủ tịch Tập là phô trương sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc – và vai trò trung tâm của chính ông trong việc thúc đẩy điều đó – tới người dân trong và ngoài nước. Nhưng mãi đến tuần vừa qua ông mới đặt chân đến Trung Đông với tư cách là chủ tịch Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông”

Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam

laocongress

Nguồn:Selection of New National Leaders in Laos Indicates Tilt to Vietnam”, RFA, 22/01/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc bầu lên dàn lãnh đạo quốc gia mới và bắt giữ một số lãnh đạo cũ, Lào dường như đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam trong khi cố gắng đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng nhiều hơn lên đất nước  này.

Kết quả của cuộc bầu cử ủy ban trung ương đảng mới dự kiến ​​sẽ được công bố sớm tại Vientiane với việc ông Bounnhang Vorachit được chuẩn thuận giữ chức chủ tịch nước (kiêm tổng bí thư) và Thongloun Sisoulith được đề bạt chức thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương (bà) Pany Yathotou cũng có thể được chấp nhận làm phó chủ tịch nước. Continue reading “Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam”

Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan

20160123_blp902

Nguồn: “The formidable challenge facing Taiwan’s first female president”, The Economist, 17/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đó là một chiến thắng vang dội sẽ thay đổi nền chính trị Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc. Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, được trông đợi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 16 tháng 1. Bà luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​trong vòng nhiều tháng nay. Nhưng quy mô chiến thắng của bà vẫn là một bất ngờ. Giành 56% số phiếu bầu, bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này. Ấn tượng hơn, trong các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức cùng ngày, được gọi là Viện Lập pháp Đài Loan, đảng của bà giành được 68 trong tổng số 113 ghế, so với con số chỉ 35 ghế của Quốc Dân Đảng (KMT) cầm quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc Dân Đảng và các đồng minh mất quyền kiểm soát quốc hội kể từ khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan năm 1949. Điều này đã khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên bất định: phía đại lục không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo 24 triệu dân này nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan”

Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình

Part-DEL-Del8397079-1-1-0

Nguồn: Taiwan Elects Its First Female President”, TIME magazine, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hôm thứ Bảy, người dân Đài Loan đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của họ – một nhà kỹ trị ham mê đọc sách cam kết sẽ đặt các vấn đề trong nước lên trên các mối quan hệ ngày một sâu sắc với Trung Quốc đại lục, điều ngày càng được xem như một chén thuốc độc.

Thái Anh Văn, một nhà khoa học được đào tạo tại Mỹ và Anh, và là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) luôn hoài nghi chính quyền Bắc Kinh, chỉ cần chưa đến 60% số phiếu bầu để chấm dứt tám năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng (Kuomintang hay KMT), thời kỳ gắn với tăng trưởng trì trệ và bất bình đẳng tăng cao. Continue reading “Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình”

Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un

KimJUn

Nguồn:H-bomb or A-bomb, N Korean nuke test is about Kim: An analysis“, Today Online, 08/01/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một bức hình duy nhất được phát ra bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho thấy một bức thư viết tay của nhà độc tài. Bức hình chứa đầu mối cho chúng ta hiểu được thứ tư duy đằng sau tuyên bố bất ngờ và gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng họ đã thử nghiệm quả bom khinh khí (bom H) đầu tiên của mình.

Bức thư đề ngày 15 tháng 12 của Kim Jong Un kêu gọi khởi đầu một năm mới bằng những “âm thanh tuyệt vời của vụ nổ bom khinh khí đầu tiên của nước ta”. Tài liệu này kết thúc với chữ ký của Kim – gần giống như một ngôi sao nhạc rốc ký tặng người hâm mộ vậy. Continue reading “Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un”

Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc

20150314kw_0019300010

Nguồn:Japan rushes ahead at high speed in rail battle with China“, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Nhật Bản thua Trung Quốc trong việc giành thỏa thuận trị giá 5 tỷ đô la Mỹ để xuất khẩu đường sắt cao tốc sang Indonesia hồi tháng Mười, quốc gia này đã rất thất vọng trước việc hệ thống đường sắt Shinkansen yêu quý của mình, vốn là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh công nghệ Nhật Bản, bị chối bỏ.

Tuy nhiên, tháng này tình thế đã đổi ngược khi Nhật Bản vui mừng đón nhận một thỏa thuận trị giá 15 tỉ đô la để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao nối Mumbai và Ahmedabad ở Ấn Độ, trong khi các quan chức Trung Quốc khẳng định họ vẫn chưa thua vì chưa có đầu thầu công khai. Continue reading “Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc”

Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây”

24616387

Nguồn:South Korea and Japan reach landmark deal on comfort women”, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào hôm qua để giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật.

Theo thỏa thuận này, Nhật đã đưa ra một lời xin lỗi và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Những “phụ nữ giải khuây” là di sản đau đớn nhất từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản tại Hàn Quốc, kéo dài từ năm 1910 cho đến khi Nhật thất bại trong Thế Chiến II vào năm 1945. Continue reading “Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây””

Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ

ono

Nguồn:Japan grows an island to check China’s territorial ambitions“, The Financial Times, 26/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thổi bùng một cuộc cạnh tranh mới để giành quyền kiểm soát các đại dương của châu Á, nhưng trong khi cường quốc của khu vực (chỉ Trung Quốc) đang nạo vét đại dương để tạo nên các căn cứ quân sự thì Nhật Bản lại đang phát triển một hòn đảo trong một bồn tắm.

Hòn đảo này được gọi là Okinotorishima, hay “đảo chim xa”; một đảo san hô vòng xa xôi bị bão tàn phá trên Biển Philippines, nơi chỉ hai mỏm nhỏ nhô ra khi thủy triều lên. Nhật coi đảo san hô vòng này là điểm cực Nam của mình, trong khi Trung Quốc nói rằng đó không phải là đảo mà chỉ là đá. Continue reading “Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ”

Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực

ng-eng-hen

Nguồn:US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói. Continue reading “Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực”

Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore

poseidon

Nguồn: Jermyn Chow, “See P-8 deployment in perspective”, The Straits Time, 09/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Thông báo về việc Singapore cho phép Hoa Kỳ triển khai máy bay giám sát P-8 Poseidon ở nước này cho đến thứ hai tuần tới đã được giấu vào ở giữa một tuyên bố chung được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen gặp người đồng nhiệm Ashton Carter tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai vừa qua.

Nhưng các quan chức quốc phòng và các chuyên gia đang tìm hiểu về đợt triển khai luân phiên kéo dài một tuần này không thể bỏ qua thông điệp được gửi gắm, mặc dù tuyên bố tập trung nhiều hơn vào cách quân đội hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, bảo vệ không gian mạng và an toàn sinh học. Continue reading “Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore”

Trung Quốc cấm nêu quan ngại về cải cách quân đội

GettyImages-486276312-676x450

Nguồn:Chinese officers banned from airing concerns over military reform“, Reuters, 08/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm qua cho biết các sĩ quan cấp cao không được nêu các quan ngại về cải cách quân đội và phải đi đầu gương mẫu để đảm bảo rằng binh sĩ cấp dưới của mình đều tuân theo.

Chủ tịch Tập Cận Bình công bố một đề cương cải cách vào tháng trước, qua đó tìm cách hiện đại hóa hơn nữa của cơ cấu chỉ huy của lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, bao gồm cả việc cắt giảm quân số, để giúp quân đội nước này có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Continue reading “Trung Quốc cấm nêu quan ngại về cải cách quân đội”

Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc

133874400_14193382485061n

Nguồn:Under military rule, Thailand pivots towards China“, Today Online, 26/11/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Các chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên bầu trời phía trên một căn cứ quân sự tại đông bắc Thái Lan. Hình ảnh này cho thấy quan hệ chính trị và quân sự giữa chính quyền quân sự và nước láng giềng phương Bắc độc đoán đang “nở rộ”.

Trong hai tuần vừa qua, các máy bay của Thái Lan và Trung Quốc cùng có cuộc diễn tập không quân chung lần đầu tiên, với đỉnh điểm là màn trình diễn nhào lộn của đội bay Trung Quốc vào cuối tuần này.

Đối với đại úy Chanon Mungthanya, phát ngôn viên Không quân Hoàng gia Thái Lan tham gia trong đợt diễn tập tại căn cứ Korat lần này, đây là cơ hội quý giá để tương tác với những người đồng nhiệm Trung Quốc. Continue reading “Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc”

Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku

Senkaku-islands-via-AFP

Nguồn:Japan to deploy troops near Senkaku“, The Straits Times, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Hãng Jiji Press hôm qua đưa tin chính phủ Nhật Bản có kế hoạch triển khai khoảng 500 binh lính tới thành phố Ishigaki nằm trên một hòn đảo gần quần đảo Senkaku đang bị tranh chấp.

Động thái này là nhằm tăng cường phòng thủ cho quần đảo xa xôi nằm về phía tây nam này của Nhật Bản, một nguồn tin chính phủ cho biết hôm qua.

Việc triển khai sẽ bổ sung vào kế hoạch đồn trú thêm quân trên các đảo gần đó ở tỉnh Okinawa, vùng lãnh thổ Nhật Bản gần Đài Loan và Trung Quốc nhất. Continue reading “Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku”

Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria

ST_20151124_VNASSAD_1861321

Nguồn:Assad’s fate pivotal to resolving Syrian conflict”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Phần lớn thế giới đều đồng ý rằng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng đạt được điều đó bằng cách nào và liệu loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad có giúp thúc đẩy hay cản trở tiến trình đó vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi kịch liệt.

Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris đã thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria vốn góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của ISIS, nhóm chiến binh chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát khiến 130 người thiệt mạng tại thủ đô nước Pháp.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm rưỡi, những trở ngại đối với hòa bình ở Syria vẫn không thay đổi, trong đó trở ngại lớn nhất là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Continue reading “Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria”

Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ

1200x-11

Nguồn: Kor Kian Beng, “Scepticism over China’s new isle approach”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trung Quốc đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với tranh chấp Biển Đông trong một nỗ lực dường như là nhằm gạt Nhật Bản ra bên lề và giành lại ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á khi Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng chừng nào Bắc Kinh còn giữ lập trường rằng các đảo tranh chấp là tài sản của tổ tiên mình để lại thì nước này sẽ khó mà giữ vững được lời đề nghị này. Và nếu Trung Quốc duy trì các hành động quyết đoán như cải tạo đất ở Biển Đông thì ASEAN sẽ tiếp tục ủng hộ sự can dự của Nhật Bản.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên diễn ra vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố một phương pháp tiếp cận năm điểm, qua đó cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên gắn vấn đề Biển Đông với lời kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và bảo vệ kết quả của Thế chiến II cũng như trật tự hậu chiến. Continue reading “Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ”