29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam

Nguồn: First New Zealand troops arrive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, 24 kỹ sư quân đội New Zealand đã đến Sài Gòn như là một dấu hiệu cho sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác ủng hộ việc Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam bằng cách gửi binh sĩ và hỗ trợ quân sự đến. Mức độ hỗ trợ không phải là vấn đề chính yếu; Johnson chỉ muốn minh hoạ tình đoàn kết quốc tế và sự đồng thuận đối với các chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và ông tin rằng việc một số nước tham gia sẽ giúp đạt được điều đó. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ” (many flags). Continue reading “29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam”