27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng

Nguồn: Commander at Pearl Harbor relieved of his duties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Chuẩn Đô đốc Husband E. Kimmel đã bị miễn nhiệm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, như một phần trong cuộc cải tổ nhân sự hải quân sau thảm họa Trân Châu Cảng.

Đô đốc Kimmel đã có một sự nghiệp thành công trong quân đội, bắt đầu từ năm 1915 với tư cách là phụ tá của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân, Franklin Delano Roosevelt (FDR). Ông có thành tích xuất sắc trên các thiết giáp hạm trong Thế chiến I, trở thành chỉ huy nhiều tàu trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. Khi Thế chiến II nổ ra, Kimmel đã được thăng đến hàm Chuẩn Đô đốc và đang chỉ huy lực lượng tàu tuần dương tại Trân Châu Cảng. Tháng 1/1941, ông được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế James Richardson, người mà FDR đã sa thải sau khi Richardson phản đối việc đặt căn cứ hạm đội tại Trân Châu Cảng. Continue reading “17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng”

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức

Nguồn: Hitler takes command of the German army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân đội Đức đã chứng kiến một thay đổi lớn trong hàng ngũ các chỉ huy cấp cao khi Adolf Hitler lên đảm nhận vị trí Tổng tư lệnh.

Cuộc tấn công của Đức vào Moskva khi ấy đã rõ ràng là một thảm họa. Người Liên Xô đã xây dựng một hàng phòng thủ cách thành phố 200 dặm – mà lính Đức chẳng thể nào phá vỡ. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thường dưới âm 31 độ, khiến các xe tăng Đức gần như bị đóng băng. Tướng Georgi Zhukov đã phát động một cuộc phản công dữ dội của bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô, buộc lực lượng đang hoang mang của Đức phải vội vã rút lui. Continue reading “19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức”

29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô

Nguồn: Germans advance in USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, một tuần sau khi phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô, các sư đoàn Đức đã có những bước tiến đáng kinh ngạc vào Leningrad, Moskva và Kiev.

Bất chấp việc ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức vào năm 1939, Joseph Stalin biết rằng chiến tranh với Đức Quốc Xã – kẻ thù ý thức hệ tự nhiên của Liên Xô – là không thể tránh khỏi. Năm 1941, ông nhận được báo cáo rằng quân Đức đang tập hợp dọc theo biên giới phía tây của Liên Xô và đã ra lệnh huy động chỉ một phần lực lượng dự bị vì tin rằng lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler sẽ không bao giờ mở một mặt trận nào khác cho đến khi nước Anh bị khuất phục. Bởi thế, Stalin đã rất ngạc nhiên khi kẻ thù xâm lược ngay từ ngày 22/06/1941. Vào ngày này, 150 sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới phía tây dài 1.800 dặm của Liên Xô trong một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Continue reading “29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô”

31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu

Nguồn: Preparations for the Final Solution begin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Hermann Goering – theo chỉ đạo của Hitler – đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, tướng SS và là cánh tay phải thứ hai của Heinrich Himmler, rằng “hãy gửi cho tôi ngay khi có thể một kế hoạch chung về các tài liệu hành chính và các biện pháp tài chính cần thiết để thực hiện giải pháp cuối cùng đối với vấn đề người Do Thái.”

Goering đã thuật lại ngắn gọn những điểm chính của “giải pháp cuối cùng” này trong một văn bản được soạn vào ngày 21/01/1939, trong đó viết: “Triển khai di cư và di tản theo cách tốt nhất có thể.” Chiến dịch mà sau này trở thành kế hoạch diệt chủng hàng loạt và có hệ thống đã bao trùm “toàn bộ các lãnh thổ châu Âu dưới sự chiếm đóng của Đức.” Continue reading “31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do

Nguồn: Franklin D. Roosevelt speaks of Four Freedoms, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã trình bày trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi chính sách đối ngoại trung lập. Ông ngày càng lo lắng khi chứng kiến các quốc gia châu Âu vật lộn khó khăn và rơi vào tay chế độ phát xít của Hitler, đồng thời cũng dự tính tập hợp sự ủng hộ của công chúng để Hoa Kỳ thực hiện một sự can thiệp mạnh mẽ hơn. 

Trong bài phát biểu tại Quốc hội nhiệm kỳ thứ 77, Roosevelt tuyên bố rằng điều cần thiết ở thời điểm lúc đó là các hành động và chính sách của Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu – nếu không muốn nói là duy nhất – vào việc đối phó với hiểm họa từ bên ngoài. Các vấn đề trong nước hiện chỉ là một phần của vấn đề bên ngoài cấp thiết đó. Continue reading “06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga

Nguồn: Hitler to Halder: No retreat!, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong hành động đầu tiên trên cương vị tổng tư lệnh mới của quân đội Đức, Adolf Hitler đã tuyên bố với Tướng Franz Halder rằng sẽ không có chuyện rút lui khỏi mặt trận Nga gần Moskva: “Quyết tâm cầm cự phải được truyền đạt tới từng đơn vị!” 

Hitler cũng cho Halder biết ông ta có thể tiếp tục làm tổng tham mưu trưởng quân đội nếu ông ta muốn, nhưng cần hiểu rằng Hitler là người duy nhất nắm quyền điều hành hoạt động và chiến lược của quân đội. Continue reading “20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại

Nguồn: FDR establishes modern Thanksgiving holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê chuẩn một đạo luật nhằm chính thức chọn ngày thứ Năm thứ tư trong tháng 11 là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).

Truyền thống tổ chức Lễ Tạ ơn vào thứ năm bắt nguồn từ lịch sử thuộc địa Plymouth và Massachusetts Bay, khi các ngày lễ sau thu hoạch được tổ chức vào ngày thường trong tuần, gọi là “Lecture Day,” một cuộc họp tại nhà thờ vào giữa tuần. Một trong những Lễ Tạ ơn nổi tiếng là vào mùa thu năm 1621, khi thống đốc Plymouth, William Bradford, mời người da đỏ bản địa tham gia với những người hành hương (Pilgrims) trong một lễ hội kéo dài ba ngày được tổ chức để tạ ơn vì mùa màng bội thu. Continue reading “26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại”

16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái

Nguồn: Goebbels publishes his screed of hate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Joseph Goebbels đã xuất bản trên tạp chí Đức Das Reich (Đế chế), rằng “Người Do Thái muốn chiến tranh, và giờ họ đã được như ý” – ám chỉ kế hoạch tuyên truyền của Đức Quốc Xã nhằm đổ lỗi người Do Thái châu Âu là những kẻ gây ra chiến tranh thế giới, qua đó giúp phe phát xít biện minh cho cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution).

Chỉ hai ngày trước đó, sau khi đọc hơn một chục tin nhắn được giải mã của cảnh sát Đức, trong đó mô tả sự tàn bạo mà người Do Thái châu Âu đang phải chịu, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viết trong một lá thư gửi tờ Jewish Chronicle (Biên niên sử Do Thái) rằng “Người Do Thái phải gánh chịu đợt tấn công đầu tiên của Đức Quốc Xã vào các thành trì tự do và nhân phẩm … [Nhưng] họ không cho phép điều đó phá hủy tinh thần của mình: họ chưa bao giờ đánh mất ý chí kháng cự.” Continue reading “16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái”

24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese gather preliminary data on Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lãnh sự Nhật Bản ở Hawaii đã được chỉ thị chia Trân Châu Cảng thành năm khu vực, tính toán số lượng tàu chiến trong mỗi khu và báo về đế quốc.

Quan hệ Mỹ – Nhật đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương và tạo nên mối đe dọa ngầm đối với Philippines, một nước dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Sự trả đũa của Mỹ bao gồm việc tịch thu toàn bộ tài sản của Nhật tại Mỹ và cấm tàu Nhật đi qua Kênh đào Panama. Tháng 09/1941, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra tuyên bố, do Thủ tướng Anh Winston Churchill soạn thảo, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh Mỹ – Nhật nếu người Nhật dám xâm chiếm bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương. Continue reading “24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh

Nguồn: First Allied jet flies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, trong cuộc thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên của lực lượng Đồng minh. Động cơ tua bin phản lực của máy bay có thể tạo ra một lực đẩy mạnh với không khí nóng. Động cơ này đã được phát minh bởi Frank Whittle, một kỹ sư hàng không và phi công người Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.

Sinh ra ở Coventry năm 1907, Whittle là con trai của một thợ cơ khí. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) trong vai trò thợ học việc máy bay tại Cranwell, và năm 1926 đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe để trở thành phi công và gia nhập trường sĩ quan RAF. Ông đã nổi tiếng là một phi công gan dạ và vào năm 1928 đã viết một luận án chuyên sâu mang tên Những Phát triển Tương lai trong Thiết kế Máy bay, trong đó thảo luận về khả năng chế tạo một loại động cơ phản lực. Continue reading “15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh”