Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Những bóng ma cũ của một châu Âu mới

FRANCE-MAY1-PROTEST-LABOUR-FN

Nguồn: Mark Mazower, “New Europe’s Old Ghosts”, Project Syndicate, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong |Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Quá khứ đã rình rập châu Âu trong năm 2014. Ngay từ đầu năm, sự kiện đánh dấu một trăm năm bùng nổ Thế chiến I đã thu hút rất nhiều hoạt động kỷ niệm. Nhưng cùng với sự tiến triển của thời gian đã xuất hiện những nét tương đồng đáng lo ngại – không phải với năm 1914, mà là với một số đặc trưng tồi tệ hơn thế của những năm giữa hai cuộc thế chiến.

Từ Scotland và Catalonia đến miền biên giới của Ukraine, chủ nghĩa dân tộc bùng lên trong lúc nền kinh tế châu Âu rơi vào đình đốn, gợi lại nỗi ám ảnh lạm phát Đức năm 1923. Và, khi sang năm 2014, một cuộc kéo co địa chính trị mới giữa hai người khổng lồ đầu thế kỷ XX của lục địa này là Đức và Nga đã trở nên rõ ràng, trong khi giới chóp bu vốn mau quên (lịch sử) của châu Âu dường như đang phải dò dẫm từ mặt trận này sang mặt trận khác. Continue reading “Những bóng ma cũ của một châu Âu mới”

Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe

Part-HKG-Hkg10130888-1-1-0

Nguồn: Kazuhiko Togo, “Abe’s foreign and security policy agenda”, PacNet #91, 29/12/2014.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 của ông Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thể hiện sự âm thầm chuyển dịch quyền lực từ phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa (nationalist – right) sang các lực lượng trung dung tự do (liberal-center forces). Như Brad Glosserman đã chỉ ra, điều này được thể hiện trước tiên qua việc Đảng Komeito (Công minh) nổi lên tương đối, tăng 4 ghế lên tổng số 35, và LDP mất 3 ghế, còn lại tổng số 290 ghế trong liên minh cầm quyền. Continue reading “Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe”

Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar

5493f7a5c1e7c

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Pakistan after the Peshawar Massacre“, Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Vào ngày 16 tháng 12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học của quân đội ở Peshawar và sát hại 132 trẻ em và 9 người lớn. Tám tên khủng bố trong đồng phục quân đội đã xâm nhập vào khuôn viên được canh phòng cẩn mật của ngôi trường và xả súng vào học sinh và nhân viên. Lực lượng biệt động quân đội Pakistan đã chiến đấu với những kẻ đột nhập trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hạ gục tên cuối cùng.

Cuộc tấn công vào trường học quân sự này là cuộc tấn công đơn lẻ đẫm máu nhất trong lịch sử Taliban. Vấn đề hiện nay là liệu sự kiện này có trở thành một bước ngoặt đối với Pakistan trong quan hệ với nhóm vũ trang này hay không. Quân đội Pakistan là thiết chế được tôn trọng và quyền lực nhất của đất nước. Bằng cách tấn công vào con em của các gia đình quân đội, Taliban làm gia tăng mạnh khả năng Pakistan sẽ kiên quyết có các bước đi chống lại nó. Continue reading “Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar”

Putin và quyền lực mềm của Nga

russia-victory-parade

Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.

Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt. Continue reading “Putin và quyền lực mềm của Nga”

Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?

shutterstock_153806906

Nguồn: Michael Spence, “Growth in the New Climate”, Project Syndicate, 31/10/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Bài liên quan:  Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Hành động cắt giảm khí thải cac-bon và giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ lâu đã được coi căn bản là gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, sự mong manh của khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu thường được lấy ra biện minh cho việc các nước trì hoãn thỏa thuận này. Nhưng một báo cáo gần đây có tên “Nền kinh tế khí hậu mới: Tăng trưởng nhanh hơn, khí hậu tốt hơn” đưa ra bởi Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu đã bác bỏ lập luận này. Báo cáo kết luận, không chỉ không kìm hãm tăng trưởng kinh tế, các nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu còn có thể sớm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể và tương đối sớm. Continue reading “Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?”

Sự tự mãn duy lý của thị trường

financial_market_9

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Bùi Thu Thảo

Có một nghịch lý đang nổi lên ngày càng rõ rệt tại các thị trường tài chính toàn cầu năm nay. Bất chấp các rủi ro địa chính trị đang nhân lên – như xung đột Nga-Ukraine, sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), tình hình rối ren gia tăng tại Trung Đông, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Trung Quốc và giờ là cuộc biểu tình trên diện rộng tại Hong Kong với nguy cơ xảy ra đàn áp – nhưng các thị trường vẫn đang hết sức sôi động.

Thật vậy, giá dầu đang giảm chứ không tăng. Nhìn chung, thị trường cổ phiếu toàn cầu đã đạt tới đỉnh mới. Chênh lệch lãi suất trên thị trường tín dụng (giữa trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty) thấp trong khi lợi tức trái phiếu dài hạn đang giảm tại hầu hết các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Sự tự mãn duy lý của thị trường”

#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)

marx_engels2

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics 

Marx trong đời thường: Một thất bại buồn thảm

Engels đã phải chờ cho tới thế kỷ 20 trước khi những tác động của Marx có ảnh hưởng. Năm 1883, nó mới chỉ là sự hoang tưởng tự đại. Tại thời điểm ông qua đời, Marx gần như là một người bị lãng quên. Chỉ có chưa đến hai mươi người tới dự đám tang của ông. Ông đã không nhận được sự tiếc thương từ những người công nhân thợ mỏ ở Siberia, như Engels từng nói, chỉ một số ít người còn nhớ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chứ chưa nói gì đến Tư bản. Continue reading “#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)”

#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics 

Jenny! Nếu linh hồn của chúng ta có thể hòa quyện cùng nhau, thì anh có thể bất chấp mà đấm thẳng vào bộ mặt của thế gian, rồi sải bước qua đống đổ nát như một đấng tạo hóa!

Karl Marx nói với hôn thê của mình (Wilson 1940)

Karl Marx sở hữu tố chất thiên tài đầy ma lực để biến đổi thế giới hiện đại.

Saul K. Padover (1978)

Nếu nghiên cứu của Adam Smith là khởi thủy của kinh tế học hiện đại thì Karl Marx là nơi kết thúc của nó. Nếu triết gia người Scotland là nhà sáng lập vĩ đại của tự do kinh tế, thì nhà cách mạng Đức là người hủy diệt vĩ đại của nó. Continue reading “#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)”

#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro

Nguồn: Paul De Grauwe (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual Review of Political Sciences, 16, pp. 153–170.

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Tình trạng khủng hoảng của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định được đưa ra khi thành lập khối này. Quyết định tạo lập một liên minh tiền tệ được thúc đẩy bởi những mục đích chính trị mà không cân nhắc đến khía cạnh kinh tế của liên minh tiền tệ. Lãnh đạo của các quốc gia đã không thấy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho một liên minh tiền tệ vững mạnh, và cũng không nhận ra những bất ổn tồn tại trong chính liên minh mà họ tạo lập. Họ cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết đáng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trong năm 2010. Họ đã nhìn nhận sai vấn đề và đưa ra những quyết định tai hại khiến cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Bài viết này sẽ giải thích những sai lầm đó và kết luận bằng một vài khuyến nghị nhằm giải cứu đồng Euro.
Continue reading “#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro”