19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước

Nguồn: Carl Bildt, “Remembering the Miracle of 1989”, Project Syndicate, 19/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng này đánh dấu 30 năm kể từ khi châu Âu – và nền văn minh nhân loại nói chung – bắt đầu trải qua một sự biến đổi kỳ diệu mà hiện đã được khắc sâu trong ký ức của thế giới. Vào mùa hè năm 1989, Liên Xô đã lâm vào cảnh hấp hối. Câu hỏi duy nhất là liệu chủ nghĩa cộng sản sẽ tan rã một cách hòa bình hay trong cảnh bạo lực và tàn phá.

Ở Liên Xô, chính sách glasnost (công khai hóa) và perestroika (cải tổ) của Mikhail Gorbachev đã mở toang một loạt thay đổi, nhưng Gorbachev dường như vẫn tin rằng hệ thống cộng sản có thể được cứu vãn nhờ cải cách. Trong khi đó, ở ngoại vi của đế chế Xô-viết, nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của hệ thống sẽ đưa xe tăng của Hồng Quân trở lại đường phố và các quảng trường thành phố. Ký ức về các cuộc đàn áp của Liên Xô tại Berlin năm 1953, Budapest năm 1956 và Prague năm 1968 vẫn còn sống động, cũng như sự đàn áp khốc liệt đối với các quốc gia vùng Baltic trong thời gian sắp sửa diễn ra Thế chiến II. Continue reading “Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước”

17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

18/10/1989: Đông Đức và Hungary tiến tới dân chủ

Nguồn: East Germany and Hungary move toward democracy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, các quốc gia nằm dọc Bức màn Sắt, Đông Đức và Hungary, đã có những bước đi quan trọng trong việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản ở nước họ, thay thế nó bằng nền chính trị dân chủ hơn và kinh tế thị trường tự do.

Tại Hungary, Đảng Cộng sản đã tan rã vào ngày 07/10, theo sau đó là việc dỡ bỏ hàng rào thép gai vốn đã chia cắt Hungary và Áo bấy lâu nay. Hành động này đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của Bức tường Berlin như là một chướng ngại vật ngăn cản di chuyển giữa Đông và Tây Đức. Giờ đây, người Đông Đức chỉ cần đơn giản đi đến Hungary, từ đó qua Áo và tiếp tục đi đến Tây Đức. Cũng chẳng mấy ngạc nhiên khi Bức tường Berlin sụp đổ không lâu sau đó. Continue reading “18/10/1989: Đông Đức và Hungary tiến tới dân chủ”

09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO

Nguồn: West Germany joins NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, mười năm sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại trong Thế chiến II, Tây Đức chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một nhóm phòng vệ chung nhằm ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu. Hành động này đánh dấu bước cuối cùng trong việc Tây Đức tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu.

Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức và Tây Berlin; Liên Xô kiểm soát Đông Đức và Đông Berlin. Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đã công khai tuyên bố mong muốn của họ về một nước Đức thống nhất và độc lập, nhưng mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng hai phe trong Chiến tranh Lạnh chỉ chấp nhận một nước Đức thống nhất phục vụ lợi ích cụ thể của mình. Continue reading “09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO”