Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “Who Gets to Tell China’s Story?,” Foreign Affairs, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà sử học ngầm của Trung Quốc đang thách thức câu chuyện lịch sử của Đảng Cộng sản nước này.

Đầu năm 1990, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc đã ẩn náu cùng vợ và con trai tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, trong lúc chứng kiến đất nước bị nhấn chìm bởi bạo lực. Vào tháng 6 một năm trước, chính quyền đã đàn áp các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại hàng trăm người và buộc nhiều người khác phải lưu vong. Phương Lệ Chi khi đó đã trốn đến đại sứ quán và đang chờ đợi một thỏa thuận cho phép ông rời đi. Continue reading “Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “China’s Hidden Massacres: An Interview with Tan Hecheng”, The New York Review of Books, 13/01/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đàm Hách Thành dường như là một người không thể phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là một người đàn ông 67 tuổi thân thiện đã trải phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam phương nam xa cách đầu não quyền lực, ông Đàm không phải là người bất đồng chính kiến. Trên thực tế, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình làm việc trong nghành truyền thông chính thức của nhà nước và cố tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng trong một cuốn sách năm trăm trang viết tỉ mỉ chi tiết phát hành bằng tiếng Anh trong tuần này, ông trình bày trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất, và ít được biết đến nhất, trong lịch sử cộng sản Trung Quốc: vụ tàn sát 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng khu vực trong thời kỳ cao điểm của Cách mạng Văn hoá. Đối tượng nghiên cứu của ông Đàm cụ thể ở một huyện, nhưng các tài liệu cho thấy các vụ thảm sát tương tự ở nông thôn đã lan rộng dẫn đến 1,5 triệu người chết. Continue reading “Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc”

Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại

Nguồn: Ian Johnson, “Xi Jinping: The Illusion of Greatness,” The New York Review of Books, 27/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chính trị bản chất luôn là những gì rực rỡ và lộng lẫy, nhưng hiếm có sự kiện nghi thức thuần túy nào có thể so sánh được với việc triệu tập Quốc hội Trung Quốc, hay còn gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kết thúc vào tuần (cuối tháng 3) này. Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc hay trên thế giới thì Đại hội cũng luôn luôn đi theo một lộ trình nhàm chán – trình ra một bản “báo cáo công việc” tóm tắt các kế hoạch đã biết; những đề xuất có vấn đề sẽ được đem ra thảo luận để khiến Đại hội trông giống như một cơ quan thảo luận đang thực sự được triệu tập; những buổi họp của các đại biểu không do dân bầu và phần lớn không có quyền lực; và cuối cùng là một cuộc họp báo với độ chân thực giống như các màn đấu võ trong phim kiếm hiệp. Continue reading “Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại”

Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc

chinahist

Nguồn: Ian Johnson, “China’s memory manipulators”, The Guardian, 08/06/2016

Biên dịch: Đoàn Khương Duy

Giới cai trị của đất nước này không chỉ bưng bít lịch sử, họ còn tái tạo lịch sử nhằm phục vụ thời hiện tại. Họ biết rằng, trong một nhà nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu xảy ra khi quá khứ bị thách thức.

Khi tôi lần đầu đến Trung Quốc năm 1984, bạn đồng học ngoại quốc và tôi tại trường Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò cùng với cuốn sách hướng dẫn cũ. Có nhan đề Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Hướng dẫn toàn thư của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu năm 1968 tại Thuỵ Sĩ và có nhiều mô tả về các địa điểm văn hoá quan trọng được giới ngoại giao và học giả Pháp ghé thăm. Điều mấu chốt đối với chúng tôi là họ đã tập hợp thông tin hồi thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nói cách khác, những thông tin này ở thời điểm ngay trước khi Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hoá huỷ hoại hàng vạn nơi thờ phụng và địa điểm lịch sử ở khắp Trung Quốc. Chúng tôi tra một nơi ở Bắc Kinh và cưỡi xe đi để xem còn lại những gì. Continue reading “Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc”