Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh

Nguồn: Laurence Blair, “Gabriel Boric’s triumph puts wind in the sails of Latin America’s resurgent left”, The Guardian, 20/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chiến thắng mang tính quyết định này của Gabriel Boric là sự phản kháng của người Chile đối với một hệ thống phúc lợi nghèo nàn và một xã hội thiên vị một cách có hệ thống cho người giàu.

Ở tuổi 14, Gabriel Boric – chắt của một người nhập cư gốc Croatia và là một người hâm mộ các trước tác của Marx và Hegel – đã thành lập một liên đoàn học sinh toàn thành phố ở Punta Arenas.

Ở tuổi 21, khi đang là một sinh viên luật, Boric đã lãnh đạo một buổi tọa kháng trong khuôn viên trường ở thủ đô Santiago kéo dài 44 ngày để loại bỏ một giáo sư cao cấp với các cáo buộc về đạo văn và tham nhũng. Hai năm sau, vào năm 2011, Boric được bầu làm thủ lĩnh biểu tượng cho cuộc nổi dậy quy mô lớn của sinh viên nhằm chống lại các trường đại học tư có mục tiêu trục lợi, và trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực quê nhà xa xôi vào năm 2013. Continue reading “Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Age of Hyper-Uncertainty”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bt đnh (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.

Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Continue reading “Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?”

Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Ten Consequences of Trump,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với những ai trong chúng ta đã đoán sai về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rất đáng để kiềm chế những phản ứng mang tính cảm xúc, ít nhất là trong một hai tháng, và cố gắng đưa ra một đánh giá khách quan về ý nghĩa có thể có của chính quyền của Donald Trump đối với thế giới. Và đây là mười hệ quả có thể có của việc Trump làm tổng thống, chia đều giữa mặt tốt và mặt xấu.

Các tin tốt bắt đầu với tăng trưởng của Mỹ, gần như chắc chắn tăng cao hơn tỷ lệ trung bình hàng năm 2,2% trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Điều này là do sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với nợ và chi tiêu công chỉ tồn tại khi một người thuộc Đảng Dân chủ như Obama làm chủ Nhà Trắng. Còn khi tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, đảng này luôn vui vẻ thúc đẩy chi tiêu công và nới lỏng các giới hạn nợ, giống như dưới thời Ronald Reagan và George W. Bush. Do đó, Trump sẽ có khả năng thực thi việc kích thích tài khóa kiểu Keynes mà Obama thường đề xuất nhưng không thể triển khai. Continue reading “Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump”

Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới

eu-1815

Nguồn: Akhiesh Pillalamarri, “The 5 Most Important Treaties in World History”, The National Interest, 12/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở đâu có nhà nước thì ở đó có các hiệp ước. Từ thời cổ đại, các hiệp ước đã trở thành một công cụ quan trọng của việc quản lý nhà nước và nền ngoại giao. Bởi vì các hiệp ước là những thỏa thuận giữa các nhà nước khác nhau, thường được đưa ra vào cuối một cuộc xung đột, nên chúng tái định hình sâu sắc các đường biên giới, các nền kinh tế, các liên minh và quan hệ quốc tế. Sau đây là năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử.

Hiệp ước Tordesillas (1494)

Hiệp ước Tordesillas, giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (thực ra là với một bộ phận của nước này, Vương quốc Castile), được Giáo hoàng dàn xếp và đã chia những vùng đất mới được thám hiểm bên ngoài châu Âu cho hai nước này theo một đường kinh tuyến chạy dọc qua phía đông Brazil hiện nay. Continue reading “Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”