06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi

Nguồn: Formerly enslaved people depart on journey to Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, đợt di cư có tổ chức đầu tiên của những người nô lệ được trả tự do đã khởi hành từ cảng New York, trên hành trình đến Freetown, Sierra Leone, Tây Phi. Chuyến đi này diễn ra phần lớn là nhờ Hiệp hội Thuộc địa Mỹ (American Colonization Society), một tổ chức của Mỹ do Robert Finley thành lập vào năm 1816 nhằm đưa những người châu Phi trước đây bị bắt làm nô lệ trở lại châu Phi. Tuy nhiên, một phần kinh phí cũng đến từ Quốc hội Mỹ, những người vào năm 1819 đã dành 100.000 đô la để hỗ trợ những người gốc Phi bị đưa đến Mỹ bất hợp pháp sau khi buôn bán nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1808 trở về châu Phi. Continue reading “06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi”

02/12/1859: John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ

Nguồn: Abolitionist John Brown is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, John Brown, một người theo chủ nghĩa bãi nô, đã bị xử tử vì tội phản quốc, giết người, và nổi dậy.

Sinh ra ở Connecticut vào năm 1800, Brown trở thành chiến binh vào giữa những năm 1850, khi với tư cách là lãnh đạo của lực lượng Nhà nước Tự do ở Kansas, ông đã chiến đấu chống lại những người Mỹ ủng hộ chế độ nô lệ trên lãnh thổ bang. Chỉ đạt được thành công nhỏ trong cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ ở biên giới Kansas, nhưng lại phạm tội ác tàn bạo trong quá trình này, Brown đã quyết định thực hiện một kế hoạch tham vọng hơn vào năm 1859. Continue reading “02/12/1859: John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ”

11/11/1831: Nat Turner bị xử tử ở Virginia

Nguồn: Nat Turner executed in Virginia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Nat Turner, thủ lĩnh cuộc nổi dậy đẫm máu của những người nô lệ ở Hạt Southampton, Virginia, đã bị treo cổ ở quận lỵ Jerusalem.

Là một người nô lệ và mục sư có học thức, Turner tin rằng ông được Chúa chọn để dẫn dắt dân tộc mình thoát khỏi cảnh nô lệ. Ngày 21/08/1831, ông đã khởi xướng nổi dậy bằng cách giết chủ sở hữu của mình là Joseph Travis cùng gia đình ông này. Cùng với bảy người ủng hộ, Turner lên đường đi khắp các vùng nông thôn, hy vọng tập hợp hàng trăm nô lệ tham gia cuộc nổi dậy của mình. Turner lên kế hoạch chiếm kho vũ khí tại Jerusalem, Virginia, rồi hành quân hơn 48 km tới Đầm Dismal, nơi quân nổi dậy của ông có thể trốn tránh những kẻ truy đuổi họ. Continue reading “11/11/1831: Nat Turner bị xử tử ở Virginia”

20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown

Nguồn: First enslaved Africans arrive in Jamestown, setting the stage for slavery in North America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1619, một nhóm người Angola “20 có lẻ” bị người Bồ Đào Nha bắt cóc đã được đưa đến thuộc địa Virginia của Anh và sau đó bị thực dân Anh mua lại. Sự xuất hiện của những người châu Phi bị bắt làm nô lệ ở Tân Thế giới đánh dấu khởi đầu của chế nộ nô lệ kéo dài hai thế kỷ rưỡi ở Bắc Mỹ.

Được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, Thuộc địa Virginia là nơi sinh sống của khoảng 700 người vào năm 1619. Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Virginia đã cập bến tại Point Comfort, ngày nay được gọi là Pháo đài Monroe. Hầu hết tên tuổi của họ, cũng như số lượng chính xác những người ở lại Point Comfort, đã bị thất lạc, nhưng vẫn có nhiều thông tin về hành trình của họ. Continue reading “20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown”

02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad

Nguồn: Mutiny on the Amistad slave ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng sớm ngày này năm 1839, những người châu Phi trên chiếc tàu Amistad của Cuba đã nổi dậy chống lại những kẻ bắt giữ họ, giết chết hai thuyền viên và giành quyền kiểm soát con tàu vốn dĩ được dùng để  chở họ đến làm nô lệ ở một đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba.

Năm 1807, Quốc Hội Mỹ đã cùng với Vương quốc Anh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mặc dù hành động buôn bán nô lệ ở Mỹ vẫn không bị cấm. Bất chấp lệnh cấm quốc tế về “nhập khẩu” nô lệ châu Phi, Cuba vẫn tiếp tục vận chuyển nô lệ da đen đến các đồn điền mía đường của nước này tới tận những năm 1860, còn Brazil cũng nhận nô lệ đến các đồn điền cà phê cho đến thập niên 1850. Continue reading “02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad”

19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến

Nguồn: Lincoln proposes equal treatment of soldiers’ dependents, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện Charles Sumner, đại diện bang Massachusetts, đồng thời là người chống chế độ nô lệ, đề nghị rằng các góa phụ và con cái của binh sĩ Mỹ nên được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc.

Lincoln đã chia sẻ nhiều quan điểm của người bạn Sumner về quyền dân sự. Trong một động thái chưa từng có, Lincoln đã cho phép một phụ nữ da đen, góa phụ của một người lính da đen trong Nội chiến Mỹ, Thiếu tá Lionel F. Booth, gặp Tổng thống tại Nhà Trắng. Continue reading “19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”

06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott

Nguồn: Dred Scott decision, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1857, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trong vụ án Dred Scott, khẳng định quyền của chủ nô khi đưa nô lệ của họ vào các lãnh thổ phía Tây, do đó bác bỏ tư tưởng “chủ quyền nhân dân” (popular sovereignty) và làm suy yếu nghiêm trọng cương lĩnh của Đảng Cộng hòa non trẻ.

Tâm điểm của vụ việc là câu hỏi quan trọng nhất của thập niên 1850: Liệu có nên cho phép chế độ nô lệ tồn tại ở phía Tây? Là một phần của Thỏa hiệp năm 1850, cư dân của các lãnh thổ mới được thành lập có thể quyết định vấn đề nô lệ bằng cách bỏ phiếu, một quá trình được gọi là chủ quyền nhân dân. Nhưng vào năm 1854, khi chủ quyền nhân dân được áp dụng ở Kansas, bạo lực đã bùng nổ. Người Mỹ hy vọng rằng Tối cao Pháp viện có thể giải quyết vấn đề mà Quốc Hội không thể tìm ra giải pháp. Continue reading “06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”