03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ

Nguồn: Panamanian dictator Manuel Noriega surrenders to U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, sau 10 ngày ẩn náu tại Tòa sứ thần Vatican ở Thành phố Panama, Tướng Manuel Antonio Noriega đã đầu hàng quân đội Mỹ và phải đối mặt với cáo buộc buôn bán ma túy. Ngày hôm sau, Noriega bay đến Miami và người dân Thành phố Panama đã đổ ra đường để ăn mừng. Ngày 10/07/1992, nhà độc tài bị kết tội buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo, và bị kết án 40 năm tù.

Noriega, sinh ra ở Panama năm 1938, là một người lính trung thành với Tướng Omar Torrijos, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1968. Dưới thời Torrijos, Noriega đứng đầu cơ quan tình báo khét tiếng G-2 chuyên quấy rối và khủng bố những người chỉ trích chế độ Torrijos. Noriega cũng hợp tác với C.I.A., đồng thời buôn lậu ma túy làm giàu. Continue reading “03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ”

06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào

Nguồn: Teddy Roosevelt travels to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1906, Tổng thống Theodore “Teddy” Roosevelt đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 17 ngày tới Panama và Puerto Rico, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến công du ngoại giao chính thức ra bên ngoài nước Mỹ.

Roosevelt nhậm chức vào năm 1901 với mong muốn khẳng định ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị Trung và Nam Mỹ, một phần xuất phát từ chính những trải nghiệm trong quá khứ của ông tại khu vực này. Năm 1897, ông trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley. Chính quyền của tổng thống McKinley đã làm việc để đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các cảng và các ngành công nghiệp ở các nước gần kề. Vào thời điểm Roosevelt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân, sức mạnh trên biển của Mỹ đang trên đà trỗi dậy, tạo điều kiện cho nước này trở thành một tác nhân có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Continue reading “06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào”

03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập

Nguồn: Panama declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Cuộc cách mạng đã được tiến hành bởi một phe được hậu thuẫn bởi Công ty Kênh đào Panama (Panama Canal Company), một công ty Pháp-Mỹ đang nuôi hy vọng kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một tuyến đường thủy qua eo đất Panama.

Năm 1903, Hiệp ước Hay-Herrán được ký, cho phép người Mỹ khai thác Eo Panama, đổi lại, Colombia sẽ được bồi thường tài chính. Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Thượng viện Colombia, vì sợ mất chủ quyền, đã quyết định từ chối. Đáp trả, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ngầm chấp thuận cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc Panama, bắt đầu vào ngày 03/11/1903. Continue reading “03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập”

31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama

Nguồn: Panama Canal turned over to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama. Đám đông những người Panama đã tổ chức kỷ niệm việc chuyển giao con kênh 50 dặm này. Con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và chính thức mở cửa khi tàu SS Arcon đi qua vào ngày 15/08/1914. Kể từ đó, có hơn 922.000 con tàu đã sử dụng kênh này.

Mong muốn tìm kiếm một lối tắt từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương đã bắt nguồn từ thời các nhà thám hiểm ở Trung Mỹ vào đầu những năm 1500. Năm 1523, Hoàng đế La mã Charles V đã cho tiến hành một cuộc khảo sát về Vành đai Panama và một số kế hoạch xây dựng một con kênh đã được thảo luận, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện. Continue reading “31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama”

20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama

Nguồn: The U.S. invades Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Mỹ đã xâm chiếm Panama trong nỗ lực lật đổ nhà độc tài quân sự Manuel Noriega, người đã bị truy tố về tội buôn bán ma túy tại Mỹ và bị cáo buộc đàn áp nền dân chủ ở Panama và gây nguy hiểm cho người dân Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Panama (Panamanian Defense Forces, PDF) của Noriega đã nhanh chóng bị hạ gục, buộc nhà độc tài phải tìm cách tị nạn tại tòa đại sứ của Vatican ở Thành phố Panama, nơi ông đầu hàng vào ngày 03/01/1990.

Năm 1970, Noriega, một nhân vật đang nổi lên trong quân đội Panama, đã được Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tuyển dụng để hỗ trợ Mỹ chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Mỹ. Noriega đã tham gia vào buôn bán ma túy và năm 1977 bị xóa khỏi biên chế của CIA. Sau khi chính quyền Marxist của Sandinista lên nắm quyền vào năm 1979, Noriega đã được đưa trở lại đội ngũ CIA. Năm 1983, ông ta trở thành nhà độc tài quân sự của Panama. Continue reading “20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama”

Số phận của Kênh đào Panama sẽ như thế nào?

world canals

Nguồn:What’s going on with the world’s canals“, The Economist, 13/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kỷ niệm 100 năm ngày mở cửa Kênh đào Panama vào ngày 15/08/2014, thế giới có thể mong đợi ba bước phát triển mang tính lịch sử: công suất tăng gấp đôi của Kênh đào Panama, hy vọng vào cuối năm 2015, với việc hoàn thành một lớp cửa cống thứ ba để có thể xử lý các tàu container khổng lồ; một dự án được bắt đầu triển khai tại một kênh đối thủ nối liền Đại Tây Dương-Thái Bình Dương xuyên qua Nicaragua; và một kênh đào Suez mới để biến phần lớn kênh đào hiện tại thành một tuyến đường biển cao tốc với hai làn tàu. Kế hoạch đầy tham vọng của Ai Cập đã được giới thiệu trong một thông báo bất ngờ của thủ tướng nước này hồi đầu tháng 8/2014, theo sau sự xác nhận đối với kế hoạch của Nicaragua vào tháng 07/2014. Đây chỉ là những diễn biến mới nhất cho thấy rằng việc mở rộng Kênh đào Panama sẽ không tạo ra những tác động lớn đối với vận tải biển toàn cầu như nó tạo ra khi được khánh thành một thế kỷ trước. Continue reading “Số phận của Kênh đào Panama sẽ như thế nào?”