Nghệ thuật lật đổ chế độ

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Art of the Regime Change”, Foreign Policy, 08/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai

Như đã được dự đoán từ lâu, Donald Trump cuối cùng đã cúi đầu trước cái tôi của mình, trước sự ghen tị vặt vãnh với Obama, trước những nhà tài trợ cứng rắn, trước đội ngũ tư vấn hiếu chiến, và trên hết trước sự ngu xuẩn của chính ông ấy để quay lưng lại với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thỏa thuận quốc tế cấm Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh quyết định rời bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đầy ngu ngốc, đây có thể là sai lầm nặng nề nhất của Trump trong chính sách ngoại giao.

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Quyết định của Trump không dựa trên mong muốn giữ bom hạt nhân khỏi tầm với của Iran; nếu thế, Mỹ phải trung thành với thỏa thuận và đàm phán để kết quả có hiệu lực vĩnh viễn. Sau tất cả, cả Cơ quan Hạt nhân Quốc tế (nơi quản lí và giám sát nhà máy ở Iran) và tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã tuân thủ nghiêm ngặt JCPOA từ khi nước này đặt bút kí. Như Peter Beinart chỉ ra, thực tế Mỹ mới là quốc gia thiếu tôn trọng những cam kết của mình. Continue reading “Nghệ thuật lật đổ chế độ”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do

libdeath

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Collapse of the Liberal World Order,” Foreign Policy, 26/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thời gian – trong những năm 1990 – rất nhiều người khôn ngoan và nghiêm túc tin rằng các trật tự chính trị tự do là làn sóng của tương lai và chắc chắn sẽ bao trùm lên phần lớn địa cầu. Mỹ và các đồng minh dân chủ của nó đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và sau đó là chủ nghĩa cộng sản, được cho là đưa nhân loại đến “điểm tận cùng của lịch sử.” Liên minh châu Âu có vẻ là một thử nghiệm táo bạo về chủ quyền chung, điều đã giúp chấm dứt chiến tranh tại phần lớn châu Âu. Quả thật, nhiều người châu Âu tin rằng sự kết hợp độc đáo các thể chế dân chủ, hội nhập thị trường, pháp quyền, và các đường biên giới mở của họ đã khiến “quyền lực dân sự” của châu Âu trở thành đối trọng tương xứng, nếu không muốn nói là ưu việt hơn, thứ “quyền lực cứng” thô của Mỹ. Về phần mình, Mỹ cam kết “mở rộng phạm vi của chế độ dân chủ,” loại bỏ những kẻ chuyên quyền phiền phức, củng cố “nền hòa bình nhờ dân chủ,” và từ đó mở ra một trật tự thế giới nhân từ và bền vững. Continue reading “Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do”

Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại

gettyimages-166657345

Nguồn: Stephen M. Walt, “It’s Time to Abandon the Pursuit for Great Leaders,” Foreign Policy, 03/03/2016.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ Napoleon đến Donald Trump, việc trao quyền cho những cá nhân có vẻ phi thường luôn có sức hấp dẫn. Và nó cũng luôn là một sai lầm.

Mọi người còn nhớ thời kỳ hồ hởi ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi toàn cầu hóa trở thành một cụm từ thời thượng, dân chủ lan nhanh như cháy rừng, còn hệ thống chính trị và kinh tế của nước Mỹ trông có vẻ như một mô hình hấp dẫn không? Các học giả đáng lẽ ra nên hiểu rõ hơn thì lại tin rằng chủ nghĩa hiện thực sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử, và nhiều người học cao hiểu rộng cho rằng các bạo chúa, độc tài, chuyên quyền và những kẻ chuyên chế khác sẽ không còn tồn tại được bao lâu nữa. Họ tin rằng tiếng nói của công chúng (vox populi) sẽ trở nên ngày càng lớn, ngày càng nhiều quốc gia sẽ áp dụng các chính thể đại diện, chấp nhận nền kinh tế thị trường, và bảo vệ các quyền con người, rồi rất nhanh chúng ta sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi ở vườn địa đàng như mong ước của Immanuel Kant. Continue reading “Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”