28/04/1996: Thảm sát Port Arthur ở Australia

Nguồn: 35 killed in Australia’s Port Arthur Massacre mass shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Martin Bryant, 28 tuổi, đã gây ra một vụ thảm sát hàng loạt, dẫn đến cái chết của 35 người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em tại thị trấn yên bình Port Arthur ở Tasmania, Australia.

Bryant bắt đầu cuộc thảm sát bằng việc giết một cặp vợ chồng lớn tuổi, những người là chủ nhà khách Seascape ở Port Arthur. Một số giả thuyết cho rằng, vụ giết người xảy ra bởi vì Bryant muốn trả đũa hai vợ chồng vì đã từ chối bán nhà khách cho cha hắn. Cha của Bryant trước đây chết vì tự tử, mà Bryant cho là do căn bệnh trầm cảm của ông, sau khi ông không thể mua được bất động sản này. Continue reading “28/04/1996: Thảm sát Port Arthur ở Australia”

14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook

Nguồn: Sandy Hook school shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày nay năm 2012, Adam Lanza đã bắn chết 20 học sinh lớp một và 6 nhân viên của trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut trước khi dùng súng tự sát. Trước đó cùng ngày, hắn ta cũng đã sát hại mẹ mình tại ngôi nhà nơi họ sinh sống.

Sandy Hook là vụ xả súng gây chết người nhiều thứ hai ở Mỹ lúc bấy giờ, chỉ sau vụ xả súng năm 2007 tại Virginia Tech, trong đó hung thủ đã giết chết 32 học sinh và giáo viên trước khi tự sát. Continue reading “14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”