Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China-US rivalry on Mekong mainland”, Bangkok Post, 27/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không như các lĩnh vực chính sách đối ngoại then chốt khác nơi Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược hướng đi của Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, tiểu vùng Mekong tại Đông Nam Á lục địa là một nơi Mỹ dễ dàng đạt được đồng thuận để giữ nguyên lập trường. Trong bối cảnh Trung Quốc thống trị không gian Mekong bằng một chuỗi đập thượng nguồn và thao túng tài nguyên nước ở hạ lưu, các nước ven sông bị ảnh hưởng nặng nề, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã tìm cách giảm nhẹ và cân bằng lại thái độ hung hăng nhằm kiểm soát nguồn nước của Trung Quốc. Chính quyền Biden cần chú ý đến Mekong và hợp tác với các đối tác cùng chí hướng nhằm giữ không cho các nước Đông Nam Á lục địa trở thành sân sau của Bắc Kinh. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong”

Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á

 Tiananmenpar

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Defusing Asia’s Arms Race”, Project Syndicate, 12/07/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đáp ứng mong đợi của các nước trong khu vực. Nhưng nó sẽ không thể đảo ngược một trong những xu thế đáng lo ngại nhất ở châu Á: quá trình tăng cường lực lượng vũ trang đáng báo động trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện nay châu Á chiếm gần một nửa chi tiêu mua sắm vũ khí của thế giới, nhiều hơn hai lần tổng mua sắm của các nước ở Trung Đông và nhiều hơn 4 lần so với châu Âu. Continue reading “Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”

Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”

Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan

thailand-politics

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “A Role Reversal for Myanmar and Thailand”, Project Syndicate, 02/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có những quốc gia láng giềng nào nhanh chóng thay đổi định hướng chính trị theo chiều hướng trái ngược nhau như tại Thái Lan và Myanmar trong những năm gần đây. Sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới chính quyền độc tài quân sự, Myanmar đã khôi phục lại chế độ dân chủ, và hiện có một chính phủ dân sự được dẫn dắt bởi cựu tù nhân chính trị Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Trái lại, trong thập niên vừa qua, Thái Lan đã hai lần chuyển hướng từ chế độ dân chủ sang chế độ độc tài quân sự do các cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2006 và năm 2014. Điều gì đã khiến cho hai quốc gia này đảo ngược định hướng chính trị của mình? Continue reading “Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”