Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’

writingonthewall

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc từ những năm 1980, câu hỏi của nhiều người là: liệu sự tăng trưởng này có thể tiếp tục với tốc độ hiện nay?  Liệu thế kỷ 21 có sẽ là thế kỷ của Trung Quốc?

Will Hutton là một tác giả người Anh thường được xem là “tiến bộ”.  Dù không là một  chuyên gia về Trung Quốc (và cũng chẳng là một nhà kinh tế chuyên nghiệp), ông vừa xuất bản cuốn “The Writing on the Wall: China and the West in the 21st century” (2007) sau một chuyến viếng thăm nước này, có nhiều nhận xét về Trung Quốc khá mới lạ, được dư luận các nước sử dụng tiếng Anh chú ý. Continue reading “Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006

phelps

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Edmund S. Phelps, người Mỹ, 73 tuổi, giáo sư Đại học Columbia, vừa đuợc Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel Kinh tế năm 2006.  (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để cho giải thưởng, mà do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel.)

“Ned” Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”.  Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970 Phelps đã nằm trong danh sách ngắn mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel.  Có điều là, sau khi Lucas mà công trình là dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995, rồi năm 2004 tới lượt Kydland và Prescott – cũng là những người chịu ảnh hưởng Phelps, nhưng ít hơn –, thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”. Continue reading “Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006”

Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá”

globalization

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Tuy ít được biết đến ngoài giới kinh tế gia các nước dùng tiếng Anh, Jagdish Bhagwati (70 tuổi) một giáo sư gốc Ấn Độ, hiện dạy ở đại học Columbia (Mỹ), là một người rất được nể trọng trong giới kinh tế gia chính thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lý thuyết kinh tế ngoại thương từ những năm 60 đến nay.  Ông là người ôn hoà, chín chắn, được hầu hết đồng nghiệp và sinh viên mến phục.

Không giống đa số những người hay bình luận lớn tiếng về toàn cầu hoá, Bhagwati sinh trưởng ở một nước nghèo, đã được đào tạo chuyên môn thuần thành (tốt nghiệp thủ khoa đại học Cambridge).  Từ khi ra trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc ở các quốc gia kém phát triển, giữ liên lạc thường xuyên với quê hương ông (anh ruột của Bhagwati hiện là chánh án tối cao pháp viện Ấn Độ), và cũng không xa lạ với hoạt động của các tổ chức quốc tế (từng làm cố vấn cao cấp cho UNCTAD và WTO). Continue reading “Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá””

Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả”

fairtrade

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Trong giới học thuật, những ai quan tâm đến kinh tế Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung hẳn không xa lạ với Joseph Stiglitz.  Ông là một lý thuyết gia hàng đầu (được giải Nobel kinh tế năm 2001), và cũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Clinton và Ngân Hàng Thế Giới.  Stiglitz đã sang Việt Nam nhiều lần, theo dõi Việt Nam khá kỹ, và có nhiều nhận xét thiết thực về kinh tế nước ta.  Cách đây hơn ba năm, trong cuốn “Toàn cầu hoá và những người bất mãn nó”, viết ngay sau khi ông rời ghế kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz đã làm sôi nổi dư luận với những chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khá nặng nề, đôi lúc hơi cá nhân, của ông.  Trong cuốn này, viết chung với Andrew Charlton, ông có những đề nghị “tích cực” hơn. Continue reading “Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả””

Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” 

economichitman

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (Nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính. Continue reading “Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” “

“Rửa tiền” và toàn cầu hoá

yTg3ic

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Theo định nghĩa, “rửa tiền” là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy.  (Đúng hơn, nếu dịch từ tiếng Anh “money laundering” thì phải là “giặt tiền” thay vì “rửa tiền”, lý do là các tổ chức tội phạm ở Mỹ vào những năm 1920 dùng các tiệm giặt – laundry − để biến tiền phi pháp thành hợp pháp, vì nhà nước không thể đòi hỏi các tiệm này cung cấp danh sách khách hàng.)

Vì bản chất tiền bẩn là tài sản giấu diếm, và “bẩn” thì cũng có nhiều mức độ (từ “thật bẩn” đến “hơi bẩn”), không ai biết được chính xác tổng số tiền này.  Tuy nhiên, để có sơ một ý niệm: theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thì độ 640 tỉ đến 1,6 ngàn tỉ USD, tức là khoảng 2-5% GDP toàn cầu, hàng năm, là tiền bẩn.  Phân nửa số này là từ các nước ngoài tây phương chảy vào tây phương, một phần tư là giữa các nước tây phương.  Khoảng 250 tỉ USD tiền bẩn này đi vào Mỹ. Continue reading ““Rửa tiền” và toàn cầu hoá”

Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)

global-financial-crisis

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Vào ngày 5 tháng 11, 2008, trong lúc viếng thăm Trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics) nổi tiếng, nữ hoàng Anh Elizabeth II hỏi các nhà kinh tế hiện diện: “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?” (Nghe đâu hoàng gia đã mất ít nhất 50 triệu bảng Anh vì cuộc khủng hoảng này).

Câu hỏi của nữ hoàng  ̶  và có lẽ cũng của nhiều người khác  ̶  đã làm các giáo sư hiện diện vô cùng bối rối. Thật vậy, trong các “bong bóng” bị vỡ vì cuộc khủng hoảng tài chính hai năm nay, thì cái bị vỡ một cách “ngoạn mục” nhất có lẽ là “uy tín” của các nhà kinh tế vĩ mô.  (Nên nói cho rõ: những chỉ trích này thường nhắm vào kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) và kinh tế tài chính (financial economics), còn kinh tế vi mô (microeconomics) thì được xem như “vô can”!). Continue reading “Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)”

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

democracy

Tác giả:  Trần Hữu Dũng*

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử:  Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.  Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau.  Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như  “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”

Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen

297698_thumb

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Sự va chạm giữa các nền văn minh? / Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Tuy ít được biết ngoài giới kinh tế, Amartya Sen (quê quán Bangalore, Ấn Độ, Nobel năm 1998, hiện là giáo sư Harvard) là một kinh tế gia đáng cho đồng nghiệp của ông hãnh diện.  Đã là một nhà toán kinh tế (một ngành cực kì khó!) hàng đầu ngay khi còn trẻ, Sen không bao giờ dùng toán để “loè” người đọc, trái lại, ông luôn tìm cách giải thích bằng ngôn ngữ thông thường những định lí mà ông khám phá.  Từ vài thập kỉ gần đây, Sen quay sang suy nghĩ về những vấn đề triết lí lớn, những vấn đề kinh tế trọng đại (như nạn đói, công bằng thu nhập, vv…) và luôn luôn có những nhận định sâu sắc, lí luận khúc chiết, xây dựng trên một nền tảng kiến văn vô cùng quảng bác. Continue reading “Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen”

Căn nguyên của phát triển

article-2421829-1BDB4B9C000005DC-174_634x324

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bất cứ ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia đều có thể kể một loạt yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ phát trỉển: vốn vật thể, vốn con người, công nghệ, thể chế, v.v.   Những yếu tố ấy hẳn là quan trọng nhưng, khoảng10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên? Thắc mắc này là tất yếu vì lẽ, chẳng hạn như, dù xác định được vai trò của tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ trong phát triển kinh tế, vẫn còn có thể hỏi: Thế thi tại sao có sự chênh lệch rộng lớn giữa các xã hội về tốc độ tích lũy và “cải tiến”? Continue reading “Căn nguyên của phát triển”

Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi

t1larg.china.superyacht.sunseeker.cnn

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Người giàu nắm quyền như thế nào?

Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ).  Continue reading “Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi”

Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết”

maobook_edited

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Từ giữa năm 2005, cuốn tiểu sử này đã làm sôi nổi dư luận các nước nói tiếng Anh (xin đừng lầm với quyển “Mao: A life” của Philip Short, xuất bản năm 2001, vừa được dịch ra tiếng Pháp). Hai tác giả là vợ chồng: bà Jung Chang, sinh trưởng ở Trung Quốc, từng là một Hồng Vệ  Binh trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, đã viết cuốn tự truyện về gia đình bà (“Hoang Nga” (Wild Swans) xuất bản năm 1991) được nhiều người khen, và ông Jon Halliday, sử gia người Anh, nguyên chủ biên tạp chí thiên tả New Left Review. Continue reading “Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết””

Vốn xã hội và phát triển kinh tế

social_capital

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Một cách tóm tắt xu hướng phát triển của kinh tế học (Tây phương) về phát triển trong nửa thế kỉ qua là: nó đi từ các mô hình căn cứ trên những quan niệm khá hẹp hòi, thậm chí thiếu nhất quán, đến những mô hình phức tạp hơn, với nhiều yếu tố “ngoại kinh tế” (thể chế, văn hoá, lịch sử, địa lí).  Hai yếu tố nổi bật mà lý thuyết này đã dần dần hội nhập trong xu hướng ấy là con người và xã hội.

Có lẽ nên nhắc lại: theo kinh tế học cổ điển, ba thành tố quyết định tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, và vốn vật thể.  Cho đến khoảng những năm 1990, gần như mọi thuyết về phát triển kinh tế đều xem quan hệ xã hội là thứ yếu, thậm chí không cần bàn đến.  Vào nhữngthập niên 50 và 60, chẳng hạn, các liên hệ xã hội, lối sống cổ truyền bị xem là trở ngại cho phát triển (hiểu là hiện đại hoá).[1]  Continue reading “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””