#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ

Print Friendly, PDF & Email

kveus5944s

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Creature Comes to America”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 16.

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America), ngân hàng trung ương đầu tiên của nước Mỹ vốn được thành lập thậm chí trước khi Hiếp pháp được soạn thảo, và câu chuyện về Ngân hàng Đệ Nhất Hoa Kỳ (First Bank of the United States), ngân hàng trung ương thứ hai vốn ra đời năm 1791; cuộc lạm phát nặng nề do hai ngân hàng này gây nên, và lý do chúng chấm dứt hoạt động.

Thật đáng ngạc nhiên rằng ngân hàng nhà nước đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời trước khi Hiến pháp được soạn thảo. Ngân hàng này được Quốc Hội Lục Địa cho ra điều lệ trong kỳ họp Mùa xuân năm 1791 và đi vào hoạt động một năm sau đó. Tại thời điểm đó, nhiều người hy vọng Canada sẽ sớm tham gia cuộc nổi dậy của các thuộc địa để thành lập một liên minh thống nhất trên toàn Bắc Mỹ. Với dự đoán này, thể chế tài chính mới ra đời được mang tên Ngân Hàng Bắc Mỹ.

Ngân hàng được tổ chức bởi Robert Morris, thành viên Quốc Hội, đồng thời là lãnh tụ của một nhóm các chính khách và thương nhân mong quốc gia mới sẽ bắt chước chủ nghĩa trọng thương của Anh. Họ muốn đánh thuế cao để trang trải cho một chính phủ quyền lực, tập trung hóa, thuế suất nhập khẩu cao để trợ cấp cho nền công nghiệp nội địa, một lực lượng lục quân và hải quân lớn cũng như việc giành giật các tiền đồn thuộc địa để mở rộng lãnh thổ và thị trường nước ngoài. Robert Morris vốn là một thương nhân Philadelphia giàu có, đã hưởng lợi rất nhiều từ các hợp đồng chiến tranh trong cuộc Cách mạng. Ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng môn khoa học bí mật của đồng tiền, đến năm 1781, ông được gọi là “Phù thủy tài chính” của Quốc hội.

Ngân hàng Bắc Mỹ được tổ chức theo mô hình giống Ngân hàng Anh, hoạt động theo hệ thống dự trữ theo tỉ lệ (fractional reserve), và được phép phát hành tín phiếu (Promisory Notes) dựa trên các tín dụng thực có. Tuy nhiên do phải dự trữ bắt buộc vàng và bạc trong kho, rõ ràng quá trình phát hành tín phiếu không thể tiến được xa do ngân hàng phải hoạt động dưới nhiều hạn chế. Người dân không buộc phải chấp nhận ngân phiếu (bank notes) như một hình thức thanh toán hợp pháp cho nợ công và nợ tư, tuy nhiên Chính phủ chấp nhận thanh toán các khoản thuế và nghĩa vụ khác bằng ngân phiếu theo mệnh giá của chúng, biến chúng trở thành công cụ dự trữ tương đương vàng. Thêm nữa, khác với các ngân hàng nhà nước hiện nay, Ngân hàng Bắc Mỹ không được trao quyền trực tiếp phát hành tiền cho quốc gia.

Đóng vai trò ngân hàng trung ương

Mặt khác, Ngân hàng Bắc Mỹ được cho phép độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng, bởi không một ngân hàng nào được phép phát hành ngân phiếu cạnh tranh. Điều này cùng với thực tế là ngân phiếu được chấp nhận với mệnh giá của chúng trong thanh toán các khoản thuế của bang và liên bang, và việc Chính phủ liên bang không có một đồng tiền đúng nghĩa, khiến cho các ngân phiếu này trở thành phương tiện trao đổi lưu hành hấp dẫn hơn. Mục tiêu ban đầu là khiến cho các giấy bạc này được chấp nhận như tiền, và trong một khoảng thời gian ngắn, mục tiêu trên đã đạt được. Thêm vào đó, Ngân hàng còn trở thành nơi ký gửi chính thức cho tất cả các khoản ngân quỹ của liên bang và hầu như ngay lập tức đã cho Chính phủ vay 1,2 triệu Đô-la mà trong đó phần lớn số tiền này được tạo ra từ con số không. Vì vậy, mặc cho ngân hàng vẫn phải hoạt động dưới nhiều giới hạn và bản chất chỉ là một thể chế tư nhân, nó lại hoạt động theo ý định và trên tế như một ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Bắc Mỹ đã có những dấu hiệu gian lận ngay từ đầu. Điều lệ quy định rằng các nhà đầu tư tư nhân phải đóng góp 400.000 Đô la vốn ban đầu. Khi không đủ khả năng huy động được số tiền này, Morris đã dùng ảnh hưởng chính trị của mình để bù đắp các khoản còn thiếu từ ngân quỹ của Chính phủ. Trong một hành động tham ô được hợp pháp hóa, Morris lấy số vàng Pháp cho Mỹ vay gửi vào ngân hàng này. Sau đó, sử dụng số vàng này làm cơ sở dự trữ theo tỉ lệ, ông ta đã tạo đủ số tiền cần thiết làm vốn đăng ký rồi cho chính mình và cộng sự vay. Đây chính là sức mạnh của thứ gọi là khoa học bí mật.

Thật khó để lý giải tại sao chính những con người sáng suốt đã đưa những kiểm soát tiền tệ đúng đắn vào Hiến pháp một vài năm sau lại có thể cho phép ngân hàng này tồn tại. Tuy nhiên vẫn phải nhớ rằng, chiến tranh lúc đó vẫn đang tiếp diễn và khi điều lệ ngân hàng được ban hành, ngay cả những chính khách khôn ngoan nhất cũng buộc phải đồng tình với những gì được coi là thích hợp vào thời điểm đó. Người ta hoàn toàn có thể kết luận rằng, những người cha lập quốc có thể đã nắm rõ được bản chất của tiền định danh (fiat money) được tạo ra từ các cỗ máy in của chính phủ, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu về cơ chế phức tạp ẩn sau hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ.

Tuy nhiên, ngân hàng không được Quốc hội gia hạn điều lệ và đã không tồn tại được sau khi cuộc chiến kết thúc. Murray Rothbard giải thích nguyên nhân chấm dứt hoạt động của nó như sau:

Mặc dù Ngân hàng Bắc Mỹ được hưởng độc quyền và các ngân phiếu trên danh nghĩa có thể được hoàn lại bằng kim bản (tiền vàng, bạc), sự thiếu tin tưởng của thị trường đã khiến ngân phiếu khống này bị mất giá. Ngân hàng đã cố gắng củng cố giá trị cho các ngân phiếu bằng cách thuê người thuyết phục những người bán lại ngân phiếu chấp nhận các hình thức thanh toán khác ngoài kim bản – một động thái được tính toán chưa thấu đáo nhằm củng cố lòng tin dài hạn đối với ngân hàng.

Sau một năm hoạt động, khi ảnh hưởng chính trị đã suy giảm nhiều, Morris đã nhanh chóng chuyển đổi Ngân hàng Bắc Mỹ từ một ngân hàng trung ương thành một ngân hàng thương mại thuần túy được bang Pennsylvania cấp phép. Đến cuối năm 1783,… cuộc thử nghiệm đầu tiên của Hoa Kỳ với ngân hàng nhà nước đã kết thúc.

Hai trăm năm sau đó, một phần kết phù hợp với câu chuyện này mới được viết khi vào năm 1980, Ngân hàng First Pennsylvania Bank of Philadelphia, “ngân hàng lâu đời nhất tại Mỹ”, được giải cứu bởi FDIC.

Lách qua quy định của Hiến pháp

Cần phải nhớ rằng, sau khi Ngân hàng Bắc Mỹ bị chấm dứt hoạt động và Hội nghị Lập Hiến “đóng cửa với tiền giấy”, thì Hoa Kỳ lại tận hưởng một thời kỳ thịnh vượng và kinh tế phát triển chưa từng thấy. Tuy nhiên, trong khi cửa chính đóng thì cửa sổ vẫn bỏ ngỏ. Quyền in tiền của Quốc hội bị bác bỏ, nhưng quyền vay tiền thì không.

Trong vốn từ vựng của người bình thường, vay là vay một tài sản đã tồn tại từ trước.Vì vậy ở đây, họ sẽ không hiểu tại sao ngân hàng phát hành tiền không dựa trên một tài sản nào, rồi đem tiền đó cho vay. Về hình thức là ngân hàng cho vay, nhưng thực tế là họ “tạo ra” tiền.

Sau đó, cũng như bây giờ, những bí ẩn trong từ vựng của ngành ngân hàng không được hé lộ với những người bình thường, vì thế thật khó để hiểu làm thế nào ngân phiếu được phát hành bởi tư nhân có thể được dùng với cùng một mục đích như của tiền in – và gây nên cùng những kết cục thảm họa. Thực tế, các chuyên gia tiền tệ và chính khách đã quyết định lách Hiến pháp. Kế hoạch của họ là lập một ngân hàng và trao cho ngân hàng đó quyền in tiền, và dùng hầu hết tiền cho Chính phủ vay, đồng thời đảm bảo giấy ghi nợ (IOU) được người dân chấp nhận là tiền. Vì thế ngân hàng chứ không phải Quốc hội sẽ có quyền phát hành tín phiếu.

Kết quả là Ngân hàng Đệ nhất Hoa Kỳ (First Bank of the United States) được hình thành.

Năm 1790, đề xuất được Alexander Hamilton, lúc đó là Bộ trưởng Tài Chính, trình lên Quốc hội. Hamilton tình cờ lại là cựu trợ lý của Robert Morris, cha đẻ của Ngân hàng Bắc Mỹ, vì vậy vai trò của ông trong vấn đề này không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là trong Hội nghị lập hiến, Hamilton đã luôn kiên quyết ủng hộ việc có một đồng tiền đúng nghĩa. Điều này thật khó lý giải, và người ta ngờ rằng, một người ban đầu dù có ý định tốt đến đâu cũng có thể bị cám dỗ bởi tiền và quyền lực. Có lẽ Hamilton, Morris, và các lãnh đạo Liên bang khác đã mong muốn Chính phủ không tham gia vào hoạt động in tiền, không phải vì điều này được quy định trong Hiến pháp, mà bởi điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một cơ chế ngân hàng nhà nước – vốn xa tầm ngắm của công luận và ngoài tầm với của các kiểm soát chính trị – sẽ trở thành một công cụ kiếm lời của riêng họ. Có vẻ như chỉ có một cách lý giải khác là họ là những người hay thay đổi quan điểm và đã không thực sự hiểu ý nghĩa của những hành động của bản thân. Tuy nhiên, sự kiệt xuất của họ trong tất cả những vấn đề khác thật khiến người ta khó lòng kết luận như vậy.

Xung đột Hamilton – Jefferson

Đề xuất của Hamilton đã bị Ngoại trưởng Thomas Jefferson kịch liệt phản đối, và đây là sự khởi đầu của cuộc tranh luận gay gắt khiến Quốc hội phải lo ngại trong nhiều thập kỷ sau đó. Sự thật là, đó là một trong những vấn đề mấu chốt dẫn đến sự thành lập của các Đảng chính trị đầu tiên của nước Mỹ. Nhóm Federalist, hay những người ủng hộ thành lập liên bang, theo tư tưởng của Hamilton. Trong khi, nhóm anti-Federalist, những người chống thuyết liên bang, sau này được gọi là Đảng cộng hòa, lại bị thu hút bởi tư tưởng của Jefferson.

Jefferson chỉ ra rằng, Hiến pháp không ban quyền thành lập ngân hàng hay các quyền tương tự cho Quốc hội. Điều này đồng nghĩa với việc quyền này thuộc về các tiểu bang hoặc người dân. Khi bác bỏ đề xuất của Hamilton, ông nó: “Chỉ cần để Quốc hội bước một bước ra khỏi giới hạn quyền lực được quy định trong Hiến pháp thôi, Quốc hội sẽ đạt quyền lực không giới hạn”. Hơn nữa, ông cũng nói thêm, thậm chí nếu Hiến pháp ban quyền này cho Quốc hội đi nữa, thì đây cũng là một hành động không khôn ngoan chút nào, bởi việc cho phép các ngân hàng tạo ra tiền sẽ chỉ hủy hoại quốc gia.

Trái lại, Hamilton lập luận rằng, nợ là điều tốt nếu giữ ở mức hợp lý, bởi đất nước đang cần nhiều tiền hơn trong lưu thông để theo kịp với nền thương mại đang được mở rộng. Ông nói, chỉ có Ngân hàng mới có thể làm được điều đó. Thêm nữa, trong khi đúng là Hiến pháp không định rõ quyền thành lập ngân hàng (của Quốc hội), tuy nhiên nõ lại ngụ ý về quyền này, vì quyền này là cần thiết để Quốc hội hoàn thành các chức năng khác được định trong Hiến pháp.

Đây là mánh khóe bao che cho sự vi phạm Hiến pháp.

Sự phân cực trong hai tư tưởng trái ngược hình thành:

JEFFERSON: “Một ngân hàng trung ương tư nhân phát hành tiền cho công chúng là một mối đe dọa đến tự do của người dân lớn hơn cả một quân đội thường trực.” “Chúng ta không được để các vị lãnh đạo chất lên vai ta những khoản nợ vĩnh viễn.”

HAMILTON: “Không một xã hội nào có thể thành công mà không kết hợp được lợi ích và tiền của những người giàu có với chính phủ của họ”. “Một khoản nợ quốc gia, nếu không quá nhiều, sẽ là một điều tốt đẹp đối với chúng ta”. 

Ngân hàng trung ương thứ hai của Hoa Kỳ được thành lập

Sau một năm tranh cãi căng thẳng, quan điểm của Hamilton thắng thế. Năm 1791, Quốc hội cho phép Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of the United States) thành lập và hoạt động trong 20 năm. Ngân hàng này hoạt động theo mô hình của Ngân hàng Anh, có nghĩa là Ngân hàng này là bản sao của Ngân hàng Bắc Mỹ trước đây. Thực tế, như một bằng chứng cho sự tiếp nối với quá khứ, chủ tịch ngân hàng mới là Thomas Willing, đối tác của Robert Morris, chủ tịch ngân hàng cũ.

Cũng như trước đó, ngân hàng mới được phép độc quyền phát hành ngân phiếu. Một lần nữa, người dân không bị ép phải chấp nhận ngân phiếu như một phương tiện thanh toán hợp pháp cho các khoản nợ và các hợp đồng, nhưng chúng lại được Chính phủ chấp nhận trong việc thanh toán các khoản thuế và nghĩa vụ khác theo mệnh giá của chúng, khiến chúng trở nên hấp dẫn trong vai trò của một đồng tiền chung. Và một lần nữa, ngân hàng cũng trở thành nơi ký gửi chính thức cho các khoản ngân quỹ của Chính phủ.

Giấy phép cũng nêu rõ, ngân hàng tại mọi thời điểm được yêu cầu phải tiếp nhận các ngân phiếu và trả lại bằng tiền vàng hoặc bạc theo yêu cầu của người giữ ngân phiếu. Đó là một quy định đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, do ngân hàng không bị buộc phải dữ trữ số vàng bạc có giá trị tương đương với mệnh giá ngân phiếu phát hành, nên về mặt toán học, điều này không thể đạt được.

Tương tự như Ngân hàng Bắc Mỹ, 80% vốn của Ngân hàng Hoa Kỳ do các nhà đầu tư tư nhân đóng góp, Chính phủ Liên bang chỉ góp 20% vốn. Đây đơn thuần là một mẹo làm sổ sách kế toán, bởi mọi thứ đã được sắp xếp trước để ngân hàng ngay sau đó sẽ cho Chính phủ Liên bang vay lại đúng số tiền này. Điều này gợi cho chúng ta nhớ về kịch bản huy động vốn cho Ngân hàng Bắc Mỹ của Morris, sự “đầu tư” này của Chính phủ về bản chất là một phương tiện để bù lấp những khoản vốn còn thiếu của các nhà đầu tư tư nhân. Jefferson nói, “Hãy gọi nó theo cách mà các ông muốn”, đó không phải là một khoản nợ hay một vụ đầu tư mà chính xác là một món quà. Và hiển nhiên là ông đúng. Ngân hàng không thể đi vào hoạt động với số vốn chỉ ít hơn 9% số vốn được yêu cầu trong giấy phép. Tổng số vốn yêu cầu là 10 triệu đô la, điều này động nghĩa với việc 8 triệu đô la sẽ được góp bởi các cổ đông tư nhân. Tuy nhiên, John Kenneth Galbraith mỉa mai nhận định rằng: “Các nhà đầu tư tằn tiện chỉ đóng những khoản đặt cọc khiên tốn, và Ngân hàng đi vào hoạt động với số tiền vẻ vẹn 675.000 đô la tiền thực.”

Con quái vật đến từ châu Âu

Vậy những nhà đầu tư tư nhân ở đây là ai? Tên của họ không xuất hiện trên một tài liệu in ấn nào, tuy nhiên chúng ta có thể chắc chắn họ bao gồm các nghị sĩ, thượng nghị sĩ – và các cộng sự của họ – những người đã thảo ra điều lệ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một cuốn sách của Galbraith có một phần gợi ý đến một thành phần khác của nhóm này. Trong trang 72 cuốn Money: Whence It Came, Where It Went (Tiền: Từ đâu đến, và Đi về đâu), ông viết “Những nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu cổ phiếu, nhưng không có quyền bỏ phiếu.”

Câu chuyện phía sau câu nói vô thưởng vô phạt này là gì? Sự thật rõ ràng là thời bấy giờ triều đại ngân hàng Rothschild ở châu Âu là lực lượng áp đảo, trong cả lĩnh vực tài chính và chính trị, trong sự thành lập của Ngân hàng Hoa Kỳ. Nhà chép tiểu sử Derek Wilson giải thích:

Kể từ khi N.M. [Rothschild], ông chủ dệt may ở Manchester, mua bông từ các bang miền Nam, Rothschild đã phát triển những cam kết khăng khít với nước Mỹ. Nathan… đã cho nhiều bang vay tiền, và trong một thời gian đã là ngân hàng chính thức của chính phủ Mỹ, cam kết hỗ trợ Ngân hàng Hoa Kỳ.

Gustavus Myers, trong cuốn History of the Great American Fortunes (Lịch sử tài sản khổng lồ của nước Mỹ), đã chỉ ra rõ hơn. Ông nói:

Đứng phía sau, nhà Rothschilds đã có ảnh hưởng từ lâu đối với việc thi hành luật tài chính ở Mỹ. Các hồ sơ pháp luật cho thấy rằng họ là những người nắm quyền lực trong Ngân hàng Hoa Kỳ trước đây.

Do đó, nhà Rothschild không chỉ đơn thuần là các nhà đầu tư cũng không chỉ là một thế lực quan trọng. Họ là những người nắm toàn bộ quyền lực phía sau Ngân hàng Hoa Kỳ! Tầm quan trọng của sức mạnh Rothschild lên tài chính và chính trị Mỹ đã được bàn kỹ ở phần trước, do đó không cần phải nhắc lại ở đây. Điều quan trọng ở đây là phải biết rằng con quái vật từ đảo Jekyll là hậu duệ của một loài không có nguồn gốc ở đảo này.

Lạm phát tái diễn

Các “ngân hàng hoang dã”

Một công cụ của chế độ tài phiệt

Cuộc chiến tranh năm 1812

Giấc mộng ngân hàng và những trò ảo thuật

Tóm lược

Download phần còn lại của văn bản tại đây: Quai vat dao Jekyll-Ch 16