18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka

Nguồn: Germans resume deportations from Warsaw to Treblinka, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, việc trục xuất người Do Thái từ khu ổ chuột Warsaw đến trại tập trung tại Treblinka được bắt đầu lại – nhưng đã vấp phải nhiều sự đổ máu và kháng cự.

Vào ngày 18 tháng 07 năm 1942, Heinrich Himmler đã thăng cấp cho chỉ huy trại Auschwitz là Rudolf Hess lên làm Thiếu tá SS. Ông ta cũng ra lệnh rằng khu ổ chuột Warsaw, khu tập trung người Do Thái do Đức quốc xã xây dựng sau khi chiếm đóng Ba Lan và được bao quanh đầu tiên bằng dây thép gai và sau đó là những bức tường gạch, sẽ bị giảm số lượng cư trú – một cuộc “thanh trừng toàn diện,” như ông ta mô tả. Những cư dân được chuyển đến nơi mà sau này trở thành một trại hủy diệt thứ hai được xây dựng tại khu làng đường sắt Treblinka, cách Warsaw 62 dặm về phía đông bắc. Continue reading “18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka”

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa. Continue reading “Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974”