18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka

Nguồn: Germans resume deportations from Warsaw to Treblinka, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, việc trục xuất người Do Thái từ khu ổ chuột Warsaw đến trại tập trung tại Treblinka được bắt đầu lại – nhưng đã vấp phải nhiều sự đổ máu và kháng cự.

Vào ngày 18 tháng 07 năm 1942, Heinrich Himmler đã thăng cấp cho chỉ huy trại Auschwitz là Rudolf Hess lên làm Thiếu tá SS. Ông ta cũng ra lệnh rằng khu ổ chuột Warsaw, khu tập trung người Do Thái do Đức quốc xã xây dựng sau khi chiếm đóng Ba Lan và được bao quanh đầu tiên bằng dây thép gai và sau đó là những bức tường gạch, sẽ bị giảm số lượng cư trú – một cuộc “thanh trừng toàn diện,” như ông ta mô tả. Những cư dân được chuyển đến nơi mà sau này trở thành một trại hủy diệt thứ hai được xây dựng tại khu làng đường sắt Treblinka, cách Warsaw 62 dặm về phía đông bắc. Continue reading “18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”