27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

Thế giới hôm nay: 27/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nước đang không thể đáp ứng được các cam kết khí hậu của mình, theo báo cáo được công bố hôm thứ Tư trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập vào tháng 11. Cơ quan khí hậu của LHQ cho biết chỉ 24 trên 193 quốc gia tăng mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong năm nay dù tất cả đều đã hứa trước đó. Nếu các quốc gia đều thực hiện tốt cam kết hiện tại, thế giới vào năm 2100 sẽ ấm hơn khoảng 2,5°C so với mức tiền công nghiệp. Trong khi đó, tạp chí y khoa Lancet cho thấy biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn vì làm gia tăng nạn đói, các bệnh liên quan đến nắng nóng và bệnh truyền nhiễm. Các trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trên 65 tuổi đã tăng 2/3 trong 20 năm qua.

Chính phủ mới của Anh hoãn công bố dự thảo ngân sách — một dự thảo sẽ phải tiết kiệm ít nhất 40 tỷ bảng Anh (46 tỷ đô la) — cho đến ngày 17 tháng 11. Trong khi đó, người đứng đầu Văn phòng Quản lý Nợ Robert Stheeman đã nói trước nghị viện rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu vừa qua “không có gì nghi ngờ” là do yếu tố trong nước – chứ không phải chấn động toàn cầu như lời một số bộ trưởng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/10/2022”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”