Thế giới hôm nay: 02/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đa số thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ khả năng cao sẽ có lật ngược tiền lệ án 50 năm qua vốn cho phép phụ nữ phá thai cho đến khoảng 24 tuần thai. Vấn đề trong vụ kiện họ nghe điều trần hôm thứ Tư là liệu Mississippi có thể cấm phá thai sớm hơn, vào thời điểm 15 tuần, hay không. Nếu tòa cho phép, nhiều bang sẽ làm theo. Dự kiến sẽ có phán quyết vào đầu hè năm sau.

Thêm Mỹ, Nigeria và Ả Rập Saudi ghi nhận ca nhiễm Omicron, nâng tổng số quốc gia có ca nhiễm biến thể này lên con số 25. WHO kêu gọi các nước tiếp cận vấn đề hạn chế đi lại dựa trên bằng chứng khoa học, trong bối cảnh các chính phủ đua nhau đóng cửa biên giới. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý sau khi hai tòa án cấp quận ở Mỹ chặn hai lệnh tiêm vắc-xin của chính quyền ông. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU cũng nên xem xét lệnh tương tự trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2021”

Thế giới hôm nay: 01/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết biến thể Omicron là một rủi ro cho nền kinh tế Mỹ. Ông Powell cảnh báo biến thể này có thể khiến nhân viên ngại quay lại làm việc trực tiếp, làm trầm trọng thêm các căng thẳng trên thị trường lao động cũng như chuỗi cung ứng. Tổng thống Joe Biden nói người Mỹ không nên hoảng sợ và rằng tiêm chủng và đeo khẩu trang, thay vì phong tỏa, sẽ là cách tốt nhất đối phó với Omicron.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo Nga sẽ “trả giá rất cao” nếu dùng vũ lực chống lại Ukraine. Động thái này xảy đến trong bối cảnh Nga triển khai quân đến biên giới Ukraine. Hôm thứ Hai Belarus đã công bố tập trận chung với Nga trên biên giới của nước này với Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/12/2021”

Thế giới hôm nay: 30/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Dorsey từ chức CEO Twitter. Giám đốc công nghệ Parag Agrawal sẽ lên tiếp quản. Ông Dorsey đồng sáng lập Twitter vào năm 2006, làm CEO cho đến 2008 khi ông bị loại ra, sau đó trở lại vào năm 2015. Ông cho biết Twitter đã “sẵn sàng để bước qua giai đoạn khởi đầu.” Ông sẽ tiếp tục ở lại trong hội đồng quản trị cho đến hết nhiệm kỳ vào năm sau.

Các bộ trưởng y tế G7 sẽ gặp nhau vào cuối ngày thứ Hai để thảo luận cách phản ứng trước biến thể Omicron. Cuối tuần qua, chủng virus đột biến đã được phát hiện ở một số nước khác trên thế giới, với nhiều nước cấm luôn du khách đến từ miền nam châu Phi. Israel và Nhật Bản tiến thêm một bước và cấm tất cả người nước ngoài. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các lệnh cấm du lịch đối với nước ông là phi khoa học và phân biệt đối xử. Trong khi đó cố vấn y tế chính của chính quyền Biden Anthony Fauci cho biết sẽ mất hai tuần trước khi biết rõ biến thể mới nguy hiểm ra sao. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/11/2021”

Thế giới hôm nay: 29/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel sẽ cấm người nước ngoài nhập cảnh trong hai tuần trong nỗ lực ngăn cản biến thể Omicron. Các nước khác đang thắt chặt quy tắc du lịch quốc tế, đặc biệt là hạn chế lượng khách đến từ miền nam châu Phi, nơi Omicron được phát hiện lần đầu và ngày càng lan rộng. Ca nhiễm cũng được ghi nhận ở Úc, Bỉ, Anh, Đức, Hồng Kông, Ý và các nơi khác.

Các cử tri Thụy Sĩ ủng hộ sử dụng giấy chứng nhận covid-19, trong đó có bằng chứng tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc miễn dịch hậu nhiễm bệnh, trong cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật. Xét nghiệm covid-19 hiện không còn miễn phí và các lệnh hạn chế đã gây ra phản đối rộng rãi. Số ca nhiễm đang tăng chóng mặt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2021”

Thế giới hôm nay: 26/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các động thái đổ lỗi chính trị lẫn nhau tiếp tục diễn ra sau khi 27 người di cư, trong đó có ba trẻ em, chết đuối trên eo biển Manche. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết 5 kẻ tình nghi buôn người đã bị bắt giữ. Các nước khác như Anh, Bỉ và Đức phải làm nhiều hơn nữa để giúp Pháp khi người di cư liên tục tìm đến “El Dorado của Anh,” ông lập luận. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Priti Patel một lần nữa thúc giục Pháp đồng ý cùng nhau tuần tra bờ biển Pháp, một ngày sau khi thủ tướng Anh ra phát biểu tương tự. Tính đến thời điểm hiện tại, gần 26.000 người di cư đã đến Anh thành công trong năm nay, nhiều gấp ba lần tổng số năm ngoái.

Trong khi đó, lực lượng tuần duyên Ý giải cứu thành công gần 300 người di cư khỏi một chiếc thuyền chật cứng người ở Địa Trung Hải. Khi được giải cứu con thuyền đang vật lộn trong vùng biển động cách bờ biển hòn đảo phía nam nước Ý Lampedusa 14 dặm. Số lượng người di cư cố gắng đến Ý, và từ đó đến châu Âu, bằng thuyền đã tăng mạnh trong những tuần gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/11/2021”

Thế giới hôm nay: 25/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một bồi thẩm đoàn ở Brunswick, Georgia đã kết luận ba người đàn ông da trắng phạm tội giết Ahmaud Arbery, một người đàn ông da đen 25 tuổi không vũ trang. Travis McMichael, cùng cha là Gregory McMichael và hàng xóm William Bryan, đã truy đuổi Arbery, người khi ấy chỉ đang chạy bộ, vì nghi ngờ anh ta ăn trộm. Bryan ghi lại cảnh hai bên cự cãi, và cuối cùng Travis McMichael bắn chết Arbery. Các bị cáo đều khai chỉ hành động tự vệ; họ đối mặt mức án tối thiểu là tù chung thân. Một thẩm phán sẽ quyết định liệu họ có khả năng được ân xá hay không.

Ít nhất 31 người di cư đã chết đuối khi cố vượt eo biển Manche từ Pháp, trong vụ việc đơn lẻ có số người tử vong cao nhất từ khi thống kê được thu thập. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông “kinh hoàng” và hứa sẽ trả cho Pháp nhiều tiền hơn để tăng cường tuần tra cảnh sát dọc bờ biển Pháp. Tính đến nay đã có 26.000 người di cư vượt eo biển thành công trong năm nay, nhiều hơn gấp ba tổng số năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/11/2021”

Thế giới hôm nay: 24/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Y tế Đức nâng cấp cảnh báo về đợt tăng ca nhiễm covid-19 “rất mạnh” của nước này. Jens Spahn kêu gọi các biện pháp mới để ngăn chặn đại dịch, bao gồm chỉ cho phép những người đã tiêm ngừa hoặc đã khỏi bệnh được tiếp cận các không gian công cộng. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ra khuyến cáo không nên đến Đức và nước láng giềng Đan Mạch, đồng thời nâng cảnh báo lên mức cao nhất.

Mỹ sẽ rút 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ quốc gia trong những tháng tới, cho thấy nỗ lực kiểm soát giá năng lượng và lạm phát. Ngoài ra Anh cũng rút 1,5 triệu thùng và Ấn Độ 5 triệu thùng; dự kiến ​​tiếp theo sẽ đến lượt Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một động thái toàn cầu tương tự được tiến hành lần cuối vào năm 2011 để bù đắp cho sản lượng giảm do nội chiến Libya. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/11/2021”

Thế giới hôm nay: 22/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính trị gia trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel nói Đức nên bắt chước Áo bắt buộc tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm covid-19 tăng vọt. Tỷ lệ tiêm chủng ở nước này là 68%, tương đối thấp so với các nước khác ở Tây Âu. Đề nghị này được đưa ra sau khi có biểu tình ở một số thành phố châu Âu phản đối phong tỏa và các hạn chế covid-19. Đặc biệt có bạo lực ở The Hague và các thành phố khác của Hà Lan.

Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng trước và bị bắt, đã được trả tự do và được phục hồi chức vụ. Ông đã ký một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với thủ lĩnh đảo chính, Trung tướng Abdel-Fattah al-Burhan. Song một số nhân vật lãnh đạo biểu tình chống đảo chính đã lên tiếng phản đối thỏa thuận. Họ yêu cầu rút hoàn toàn quân đội khỏi chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/11/2021”

Thế giới hôm nay: 19/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Belarus đã dọn sạch các trại của người di cư ở biên giới với Ba Lan. Người di cư vốn được đưa đến đây để gây áp lực lên EU. Tổng thống Alexander Lukashenko trước đó đã đề nghị với khối một kế hoạch theo đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư, chủ yếu từ Iraq, trong khi Belarus đưa 5.000 người về nước. EU chưa đưa ra phản hồi chính thức.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã không đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận dự kiến cho quý 3, trong bối cảnh các quy định mới của Đảng Cộng sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại gây khó khăn cho hãng. Doanh thu chỉ tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, chậm nhất trong sáu quý qua. Công ty đã cắt giảm triển vọng cho cả năm tài chính sau các kết quả đáng thất vọng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2021”

Thế giới hôm nay: 18/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng nghìn người xuống đường ở Khartoum, thủ đô Sudan, để phản đối chính quyền quân sự đã đảo chính hôm 25/10. Lực lượng an ninh trước đó đã bắn hơi cay và đạn thật vào đám đông, giết chết ít nhất 5 người, theo các báo cáo ban đầu. Người biểu tình kêu gọi thả thủ tướng Abdalla Hamdok, sau khi ông này bị lật đổ trong đảo chính, và trở lại chế độ dân sự.

Estonia sẽ triển khai 1.700 binh sĩ dự bị cho một chiến dịch nhanh dọc biên giới với Nga. Nhiệm vụ của họ bao gồm xây dựng một hàng rào mới dài 40 km khi cuộc khủng hoảng di cư Belarus leo thang. Một số chính phủ đã cáo buộc Nga, đồng minh thân cận của Belarus, đứng sau giật dây cuộc khủng hoảng, dù Điện Kremlin phủ nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/11/2021”

Thế giới hôm nay: 17/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá khí đốt châu Âu tăng mạnh sau khi Đức đình chỉ quy trình phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang châu Âu. Cơ quan quản lý năng lượng Đức cho biết họ sẽ chỉ chứng nhận công ty vận hành đường ống nếu công ty đó tuân thủ luật Đức. Mỹ và một số nước châu Âu nói đường ống khiến EU thêm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Những người di cư đang kẹt giữa biên giới Belarus-Ba Lan đã bị lính Ba Lan bắn vòi rồng và hơi cay khi tìm cách đi vào EU. Họ đáp lại bằng cách ném đá qua phía bên kia biên giới. Khối này đã chuẩn bị thêm các biện pháp trừng phạt Belarus, với cáo buộc chính phủ nước này khuyến khích người di cư tràn qua biên giới trong nỗ lực chia rẽ EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/11/2021”

Thế giới hôm nay: 16/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đồng ý tăng trừng phạt lên Belarus vì cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới của nước này với Latvia, Litva và Ba Lan, nơi hàng nghìn người từ Trung Đông đang mắc kẹt. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào khoảng 30 hãng hàng không, đại lý du lịch và cá nhân, bao gồm Belavia, hãng hàng không quốc doanh của Belarus. Trong khi đó Iraq cho biết sẽ hồi hương bất kỳ công dân nào ở Belarus muốn trở về vào thứ Năm.

Hàng triệu nhân viên văn phòng ở Delhi được yêu cầu làm việc tại nhà vì ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm. Tòa án tối cao Ấn Độ đã kêu gọi chính quyền thành phố đóng cửa văn phòng — sau khi trường học và công trường bị buộc đóng cửa hồi thứ Bảy. Theo một chỉ số về chất lượng không khí, ô nhiễm ở Delhi tồi tệ đến mức có thể gây ra các bệnh đường hô hấp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/11/2021”

Thế giới hôm nay: 15/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 bế mạc, chủ tịch hội nghị Alok Sharma đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ giải thích quyết định thay đổi lời hứa “loại bỏ” sang “giảm dần” điện than và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả. Cam kết này là một phần của “Hiệp ước Khí hậu Glasgow,” được tất cả 197 bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đồng ý, theo đó cam kết tăng cường các mục tiêu giảm phát thải cho năm 2030 ngay trong năm sau chứ không phải 2025. Các đại biểu từ rất nhiều bên, bao gồm EU, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia nghèo hơn, bày tỏ thất vọng trước thay đổi này.

Janet Yellen nói lạm phát cao nhất ba thập niên qua của Mỹ là hậu quả của đại dịch và do đó giải quyết đại dịch cũng sẽ giải quyết lạm phát. Bộ trưởng Tài chính Mỹ lập luận nếu kiểm soát được đại dịch, giá cả có thể trở lại mức bình thường “vào khoảng nửa cuối năm sau.” Song một số người lo ngại lạm phát có thể kéo dài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/12/2021”

Thế giới hôm nay: 12/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Alexander Lukashenko đe dọa chặn nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu, khi cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới Belarus-Ba Lan leo thang. Động thái này nhằm đáp lại việc EU xem xét đặt thêm lệnh trừng phạt đối với chế độ của ông. Dù mạnh miệng, ông Lukashenko vẫn cần cái gật đầu của Gazprom, chủ sở hữu đường ống – cũng như chính phủ Nga – để làm vậy.

FW de Klerk, tổng thống cuối cùng của chế độ apartheid Nam Phi, vừa qua đời ở tuổi 85. Cùng với Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống apartheid ra tù năm 1990, de Klerk đã giám sát quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ hợp hiến, với đỉnh điểm là cuộc bầu cử đa đảng năm 1994. De Klerk và Mandela cùng được trao giải Nobel hòa bình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2021”

Thế giới hôm nay: 11/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng với tốc độ theo năm là 6,2% trong tháng 10, nhanh nhất kể từ năm kết thúc vào tháng 11 năm 1990. Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến giá năng lượng, thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại tăng mạnh. Giá cả đã tăng 0,9% từ tháng 9 đến tháng 10, so với chỉ 0,4% giữa tháng 8 và tháng 9.

Nga đã làm rõ họ đứng về phe nào trong cuộc khủng hoảng biên giới Belarus-Ba Lan bằng cách điều hai máy bay ném bom đến tuần tra không phận Belarus. EU đang xem xét thêm biện pháp trừng phạt đối với Belarus, nước bị cho là đứng sau dòng người di cư đang tràn qua biên giới Ba Lan. Ba Lan cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin là “chủ mưu,” khiến Nga phẫn nộ và cho rằng EU mới là bên phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, hàng trăm người di cư vẫn đang kẹt ở biên giới dưới trời lạnh giá. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2021”

Thế giới hôm nay: 10/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

General Electric, một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ, thông báo sẽ tách thành ba công ty niêm yết. Động thái này đến sau nỗ lực nhiều năm qua nhằm thu gọn tập đoàn khổng lồ nhưng thua lỗ này và cải thiện hiệu suất mờ nhạt của nó. Mảng y tế sẽ được tách ra vào năm 2023, và mảng kinh doanh năng lượng một năm sau đó. Ở lại sẽ là rời mảng hàng không, do giám đốc điều hành hiện tại Larry Culp lãnh đạo.

WHO cảnh báo có thể sẽ thiếu xy-ranh tiêm chủng vào năm tới và kêu gọi các nước lên kế hoạch trước. Con số thiếu hụt có thể lên đến 2 tỷ và sẽ ảnh hưởng đến tình hình dịch covid-19 cũng như hoạt động tiêm chủng định kỳ. Nó cũng có thể khiến người ta phải tái sử dụng kim tiêm, một việc rất không an toàn. Đại dịch đã khiến nhu cầu ống tiêm tăng cao, với tổng cộng 6,8 tỷ liều đã tiêm trên toàn cầu trong khi năng lực sản xuất hàng năm chỉ khoảng 6 tỷ ống tiêm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2021”

Thế giới hôm nay: 08/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm Chủ nhật, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố các mục tiêu không khí và nước sạch mới, đồng thời cảnh báo khó đảm bảo đạt đỉnh carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060, như lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cơ quan cho biết Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, còn “một chặng đường dài phía trước” về bảo vệ môi trường.

Hàng chục nghìn người Ethiopia tuần hành ủng hộ quân đội đất nước tại thủ đô Addis Ababa, khi lực lượng Tigray và Oromo áp sát thành phố. Hôm thứ Bảy, 9 nhóm đối lập đã tuyên bố liên minh để lật đổ thủ tướng Abiy Ahmed, cả bằng chính trị hoặc vũ lực. Những nhóm này đã rơi vào mâu thuẫn kéo dài cả năm qua với chính phủ Ethiopia. Cuộc chiến đã khiến hơn 2,1 triệu cư dân Tigray phải đi tị nạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2021”

Thế giới hôm nay: 05/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 40 nước cho biết sẽ ký một thỏa thuận để dần loại bỏ sử dụng than vào những năm 2030 hoặc 2040, tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế. Các nước dùng nhiều nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất – Mỹ, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ – không có trong danh sách. Sự vắng mặt của họ cho thấy “đưa than trở về quá khứ”, một trong những mục tiêu đã nêu của COP26, đang trở nên xa vời hệt như trước thượng đỉnh.

Nhà Trắng cho biết nhân viên tại các công ty có ít nhất 100 nhân công – tức khoảng 84 triệu người – phải tiêm chủng covid-19 đầy đủ trước ngày 4 tháng 1 hoặc xét nghiệm hàng tuần như sắc lệnh đã thông báo trước đó. Người sử dụng lao động phải trả tiền cho thời gian người lao động nghỉ để đi tiêm chủng, nhưng không áp dụng cho thời gian đi xét nghiệm. Các công ty “cố ý” vi phạm sẽ đối mặt khoản tiền phạt lên đến 136.500 đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2021”

Thế giới hôm nay: 04/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng từ cuối tháng này, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ kích thích kinh  tế khẩn cấp trong đại dịch. Trong tháng 11 và 12, Fed sẽ giảm 10 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ từ mức 80 tỷ USD và 5 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp từ mức 40 tỷ USD hiện tại. Sau đó, cắt giảm vẫn tiếp tục nếu “thích hợp.”

Một liên minh các công ty tài chính với tổng tài sản trị giá 130 nghìn tỷ đô la hứa sẽ hỗ trợ quá trình đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào năm 2050 và đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris là giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Glasgow Alliance for Net Zero, do cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney đồng chủ trì, cam kết các thành viên sẽ giảm lượng khí thải liên quan đến danh mục đầu tư của họ. Liên minh cho biết đã có hơn 450 công ty từ 45 quốc gia cam kết. Không phải ai cũng bị thuyết phục. Các tổ chức môi trường nói cam kết bất nhiêu là chưa đủ. Trong khi đó xuất hiện lo ngại những mục tiêu này sẽ khuyến khích các công ty tài chính bán tài sản gây ô nhiễm hơn là tìm cách giảm lượng khí thải bởi các công ty họ đầu tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2021”

Thế giới hôm nay: 03/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 100 nước đã cùng cam kết giảm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu so với mức 2020 vào năm 2030. Dù phân hủy nhanh trong khí quyển, mê-tan lại là loại khí nhà kính mạnh hơn carbon dioxide. Mỹ và EU đưa ra sáng kiến này hồi tháng 9 tại hội nghị khí hậu COP26 của LHQ. Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, vốn thuộc hàng các nước phát thải lớn nhất thế giới, không đăng ký. Trong khi đó, hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Nạn phá rừng được cho là nguyên nhân của khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong cuộc tấn công vào bệnh viện quân sự lớn nhất Afghanistan ở Kabul. Cụ thể đã xảy ra hai vụ nổ, và theo sau là các tay súng. Lực lượng an ninh Taliban tuyên bố đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công. Đến này chưa có bên nào nhận trách nhiệm, nhưng nhiều khả năng là Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2021”