Thế giới hôm nay: 05/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 40 nước cho biết sẽ ký một thỏa thuận để dần loại bỏ sử dụng than vào những năm 2030 hoặc 2040, tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế. Các nước dùng nhiều nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất – Mỹ, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ – không có trong danh sách. Sự vắng mặt của họ cho thấy “đưa than trở về quá khứ”, một trong những mục tiêu đã nêu của COP26, đang trở nên xa vời hệt như trước thượng đỉnh.

Nhà Trắng cho biết nhân viên tại các công ty có ít nhất 100 nhân công – tức khoảng 84 triệu người – phải tiêm chủng covid-19 đầy đủ trước ngày 4 tháng 1 hoặc xét nghiệm hàng tuần như sắc lệnh đã thông báo trước đó. Người sử dụng lao động phải trả tiền cho thời gian người lao động nghỉ để đi tiêm chủng, nhưng không áp dụng cho thời gian đi xét nghiệm. Các công ty “cố ý” vi phạm sẽ đối mặt khoản tiền phạt lên đến 136.500 đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2021”

Thế giới hôm nay: 04/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng từ cuối tháng này, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ kích thích kinh  tế khẩn cấp trong đại dịch. Trong tháng 11 và 12, Fed sẽ giảm 10 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ từ mức 80 tỷ USD và 5 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp từ mức 40 tỷ USD hiện tại. Sau đó, cắt giảm vẫn tiếp tục nếu “thích hợp.”

Một liên minh các công ty tài chính với tổng tài sản trị giá 130 nghìn tỷ đô la hứa sẽ hỗ trợ quá trình đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào năm 2050 và đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris là giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Glasgow Alliance for Net Zero, do cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney đồng chủ trì, cam kết các thành viên sẽ giảm lượng khí thải liên quan đến danh mục đầu tư của họ. Liên minh cho biết đã có hơn 450 công ty từ 45 quốc gia cam kết. Không phải ai cũng bị thuyết phục. Các tổ chức môi trường nói cam kết bất nhiêu là chưa đủ. Trong khi đó xuất hiện lo ngại những mục tiêu này sẽ khuyến khích các công ty tài chính bán tài sản gây ô nhiễm hơn là tìm cách giảm lượng khí thải bởi các công ty họ đầu tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2021”

Thế giới hôm nay: 03/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 100 nước đã cùng cam kết giảm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu so với mức 2020 vào năm 2030. Dù phân hủy nhanh trong khí quyển, mê-tan lại là loại khí nhà kính mạnh hơn carbon dioxide. Mỹ và EU đưa ra sáng kiến này hồi tháng 9 tại hội nghị khí hậu COP26 của LHQ. Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, vốn thuộc hàng các nước phát thải lớn nhất thế giới, không đăng ký. Trong khi đó, hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Nạn phá rừng được cho là nguyên nhân của khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong cuộc tấn công vào bệnh viện quân sự lớn nhất Afghanistan ở Kabul. Cụ thể đã xảy ra hai vụ nổ, và theo sau là các tay súng. Lực lượng an ninh Taliban tuyên bố đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công. Đến này chưa có bên nào nhận trách nhiệm, nhưng nhiều khả năng là Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2021”

Thế giới hôm nay: 02/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát biểu tại hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Boris Johnson cảnh báo chỉ còn “một phút trước nửa đêm” nhưng vẫn có thể tránh được tai họa nếu có đủ ý chí chính trị. Thái độ lạc quan tương đối của thủ tướng Anh hoàn toàn trái ngược với António Guterres, tổng thư ký Liên Hợp Quốc, người đã nói nhân loại đang “tự đào mồ chôn chính mình” và tuyên bố thành lập một nhóm chuyên gia để đánh giá mục tiêu phát thải của các tổ chức phi nhà nước, hay nói cách khác là các doanh nghiệp.

Sau đó cũng tại COP26, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra cam kết đầu tiên của nước này là đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0, nhưng tới tận năm 2070. Dù động thái này là bước thay đổi tích cực, nhưng mục tiêu của hội nghị là thuyết phục các nước đạt mục tiêu đó vào năm 2050. Ấn Độ là nước phát thải cao thứ ba thế giới và phụ thuộc nhiều vào than để cung cấp điện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2021”

Thế giới hôm nay: 01/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc ở Glasgow, chủ tịch COP26 Alok Sharma cảnh báo thế giới gần hết cơ hội để giữ nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C. Hội nghị thượng đỉnh này, mà ông Sharma mô tả là “hy vọng tốt nhất cuối cùng của chúng ta để giữ con số 1,5 trong tầm tay”, đặt ra mục tiêu thúc đẩy nỗ lực tập thể tham vọng nhất từ trước đến nay: ổn định hành tinh.

Cuộc bầu cử hạ viện Nhật Bản khép lại, với truyền thông địa phương cho thấy Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, vốn thống trị nền chính trị đất nước kể từ sau Thế chiến II, sẽ giành chiến thắng với thế đa số, dù giảm so với kỳ bầu cử trước. Bất chấp mong muốn cải cách trong nước, LDP đã chọn Kishida Fumio, một ứng viên mang tính tiếp nối, làm lãnh đạo đảng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2021”

Thế giới hôm nay: 29/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden công bố một “khuôn khổ” mới cho dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1,75 nghìn tỷ đô la, giảm từ đề xuất ban đầu 3,5 nghìn tỷ đô la. Thành phần lớn nhất trong gói này, trị giá 555 tỉ đô, sẽ được chi cho đầu tư năng lượng sạch. Phần còn lại chủ yếu được chi cho chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho người thu nhập thấp và người già, cũng như nhà ở giá phải chăng. Nghỉ phép chăm sóc gia đình có trả lương và miễn phí hai năm đại học là các phần bị bỏ. Các lãnh đạo Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào thứ Năm này về dự luật bổ sung gồm 550 tỷ đô la chi tiêu cơ sở hạ tầng. Nó đã được Thượng viện thông qua.

Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh các dịch vụ của mình ngoài mạng xã hội cùng tên, và đặc biệt là khoản đầu tư xây dựng “metaverse,” một môi trường thực tế ảo liên kết. Công ty đổi tên ngay giữa cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng và áp lực từ các nhà lập pháp về tin giả và nội dung có hại cho trẻ em gái vị thành niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/10/2021”

Thế giới hôm nay: 28/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ công bố một loại thuế tài sản mới cùng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% để giúp tài trợ cho gói chi tiêu xã hội đầy tham vọng của họ. Khoảng 700 người có tài sản 1 tỷ đô la hoặc thu nhập 100 triệu đô la trong ba năm liên tiếp sẽ phải trả thuế một lần cho các tài sản có thể giao dịch. Ngoài ra họ cũng phải chịu thuế lợi nhuận đầu tư. Song thượng nghị sĩ Tây Virginia Joe Manchin, người nắm trong tay lá phiếu quyết định, phản đối đề xuất này.

Liên minh châu Phi đình chỉ tư cách thành viên của Sudan sau khi quân đội nước này đảo chính giành chính quyền. Khối nói đảo chính là vi hiến và kêu gọi khôi phục chính phủ dân sự. Biểu tình ở thủ đô Khartoum vẫn đang tiếp tục; các công đoàn bác sĩ và công nhân dầu mỏ đã cho biết sẽ tham gia biểu tình. Đến này có ít nhất mười người đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2021”

Thế giới hôm nay: 26/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các binh sĩ Sudan được cho là đã bắn đạn thật vào người biểu tình phản đối đảo chính của quân đội. Trước đó Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và giải tán chính quyền chuyển tiếp do chính ông lãnh đạo. Chính quyền này đáng lẽ phải dân chủ hóa đất nước sau khi nhà độc tài lâu năm Omar al-Bashir bị lật đổ hồi năm 2019. Các báo cáo cho thấy một số bộ trưởng chính phủ, bao gồm cả thủ tướng Abdalla Hamdok, cùng một số nhân vật ủng hộ dân chủ đã bị quân đội bắt giữ.

Hơn một chục hãng thông tấn đã đưa tin về các tài liệu nội bộ của Facebook được trình lên Quốc hội Mỹ, vốn bị công khai bởi cựu nhân viên Frances Haugen. Hàng loạt nghiên cứu, email, bản ghi nhớ và thuyết trình về các vấn đề bao gồm chính sách của Facebook đối với phát ngôn kích động thù hận và thông tin sai lệch, vai trò của hãng trong vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6 tháng 1, tác động của các nút “Thích” và “Chia sẻ”, cũng như việc công ty mất sức hấp dẫn với thanh thiếu niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2021”

Thế giới hôm nay: 25/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tài chính Ý và ngân hàng UniCredit đã không thể thống nhất các điều khoản cho phép ngân hàng này tiếp quản Banca Monte dei Paschi di Siena. Chính phủ Ý có nghĩa vụ phải tái tư nhân hóa ngân hàng lâu đời nhất thế giới trước tháng 4 theo các điều khoản của thỏa thuận ký với nhà chức trách châu Âu khi quốc hữu hóa ngân hàng này hồi năm 2017. Giờ đây ngân hàng sẽ phải khẩn trương đi tìm một người mua kịp mới.

Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẵn sàng “thay đổi cơ bản filibuster.” Không như nghị viện ở các nước khác, mọi dự luật muốn thông qua ở Thượng viện Mỹ phải đạt được 60 trên 100 phiếu. Đảng Dân chủ hiện chỉ nắm 50 ghế, đồng nghĩa nếu ngay cả trong những thời điểm đồng thuận hiếm hoi, đảng này cũng không thể theo đuổi chương trình nghị sự của mình nếu Đảng Cộng hòa từ chối, một hy vọng mờ nhạt trong thời đại chia rẽ đảng phái căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2021”

Thế giới hôm nay: 22/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên Hợp Quốc sẽ thành lập một quỹ ủy thác cho những người Afghanistan đang khó khăn, qua đó chuyển tiền tài trợ trực tiếp đến tay người dân. Với viện trợ nước ngoài chiếm đến 40% GDP, kinh tế Afghanistan lập tức chao đảo sau khi cuộc tiếp quản của Taliban hồi tháng 8 khiến các cường quốc phương Tây phải rút lui. Ngân hàng Thế giới, IMF và các nước phương Tây đã đình chỉ viện trợ, trong khi chính phủ Mỹ đóng băng hơn 9 tỷ USD tài sản.

Liên đoàn Bóng bầu dục Mỹ đã đạt được thỏa thuận với các cựu cầu thủ để chấm dứt kiểm tra chấn thương não dựa trên chủng tộc. Cho đến nay, liên đoàn đã trả 821 triệu đô la cho những người bị suy giảm nhận thức liên quan đến môn thể thao này, đặc biệt là sau khi bị chấn động não. Song thủ tục kiểm tra trước đây lại giả định não người da đen có năng lực nhận thức thấp hơn, và do đó nhận ít tiền bồi thường hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2021”

Thế giới hôm nay: 21/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Bundesbank Jens Weidmann sẽ từ chức sớm vào cuối năm nay sau hơn mười năm tại vị, vì lý do cá nhân. Weidmann là một trong những nhà hoạch định chính sách diều hâu nhất tại ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu), và là người thường xuyên chỉ trích chính sách tiền tệ nới lỏng sau trong đại dịch của ECB, vì lo ngại hậu quả lạm phát.

Amherst College, một trường đại học khai phóng tư nhân ở Massachusetts, đã quyết định chấm dứt chế độ tuyển sinh kế thừa (legacy admission), trong đó ưu tiên con cái của các cựu sinh viên. Giám đốc tuyển sinh cho biết đây là “một sự mở rộng tự nhiên” nhằm đa dạng hóa ngôi trường. Với động thái đó, Amhers trở thành một trong số ít các trường đại học tư ở Mỹ bãi bỏ chính sách vốn mang nhiều điều tiếng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2021”

Thế giới hôm nay: 20/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki liên tục bị chỉ trích trong một phiên họp Nghị viện châu Âu vì ông bảo vệ phán quyết của tòa án Ba Lan rằng luật nước này cao hơn luật của khối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói phán quyết “thách thức trực tiếp thống nhất trật tự pháp lý châu Âu”. Căng thẳng Ba Lan-EU đã làm dấy lên lo ngại về một “Polexit”.

Chỉ số nhà mới khởi công ở Mỹ chỉ còn 1,6 triệu trong tháng 9, giảm 1,6% so với tháng trước và thấp hơn dự báo. Số giấy phép cũng giảm mạnh, ở mức 7,7% so với tháng 8. Nguyên nhân là do thiếu công nhân và vật liệu xây dựng. Đầu tư vào nhà ở giảm đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/10/2021”

Thế giới hôm nay: 19/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu ngoại trưởng và cựu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Colin Powell vừa qua đời ở tuổi 84 vì các biến chứng covid-19. Ông là người da đen đầu tiên giữ một trong hai chức vụ này. Năm 1989, ông trở thành người trẻ nhất từng được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng dưới thời George H.W. Bush. Sau đó, ông làm ngoại trưởng cho tổng thống George W. Bush từ năm 2001 đến 2005.

Nga đang triệu hồi đại diện thường trực của họ tại NATO ở Brussels để trả đũa vụ trục xuất 8 nhà ngoại giao nước này vào ngày 6/10 vì nghi ngờ gián điệp. Các văn phòng liên lạc quân sự và thông tin của NATO ở Moscow cũng sẽ đóng cửa. Động thái này càng làm xấu đi mối quan hệ vốn đã tồi tệ giữa Nga và phương Tây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/10/2021”

Thế giới hôm nay: 15/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương ở Beirut khi những kẻ chưa rõ danh tính tấn công một cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhóm vũ trang Hizbullah. Tin ban đầu cho thấy các tay súng bắn tỉa đã nhắm bắn từ trên mái nhà. Cuộc biểu tình có mục đích yêu cầu cách chức thẩm phán giám sát cuộc điều tra vụ nổ cảng năm ngoái, người mà Hizbullah cáo buộc đã loại bỏ các đồng minh của họ. Thủ tướng Lebanon Najib Mikati kêu gọi bình tĩnh.

Có khoảng 293.000 người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu trong tuần vừa rồi, giảm 36.000 so với tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Đây là con số thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020. Có khoảng 3,6 triệu người đang nhận trợ cấp từ tất cả các chương trình của chính phủ, giảm từ 12 triệu hồi tháng 8, trước khi trợ cấp đại dịch bổ sung hết hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/10/2021”

Thế giới hôm nay: 14/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng tính  theo năm của Mỹ đã tăng một chút trong tháng 9 lên 5,4% – cao hơn dự báo của các nhà kinh tế – so với 5,3% của tháng 8. Trong số đó giá thực phẩm và nơi ở chiếm hơn một nửa mức tăng theo tháng 0,4% . Giá nhiên liệu cũng tăng, nhưng giá ô tô đã qua sử dụng, vốn gây lạm phát hồi đầu năm, lại giảm. Để xoa dịu tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và tồn đọng giao hàng, cảng Los Angeles ​​sẽ bắt đầu hoạt động 24/7.

Ủy ban châu Âu đã đề xuất các thành viên EU cùng mua nhiên liệu và cắt giảm thuế trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Ủy viên năng lượng Kadri Simson cũng vạch ra một “bộ công cụ” các biện pháp các nước có thể thực hiện mà không vi phạm luật EU, bao gồm trợ cấp nhà nước cho các công ty năng lượng đang khó khăn và hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình nghèo để thanh toán hóa đơn năng lượng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2021”

Thế giới hôm nay: 13/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống 5,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo gần đây nhất hồi tháng 7. Nguyên nhân là do tắc nghẽn chuỗi cung ứng ở các nước giàu và tiêm chủng chậm trễ ở các nước đang phát triển. Lạm phát cũng dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh ở các nền kinh tế phát triển vào cuối năm nay. Dự báo tăng trưởng cho năm 2022 là 4,9%, không thay đổi.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá 30 tỷ euro (35 tỷ đô la) nhằm phi carbon hóa nền kinh tế đất nước, đồng thời thúc đẩy đổi mới và nghiên cứu trong các lĩnh vực chính. Ông Macron nói Pháp sẽ xây dựng một mẫu máy bay carbon thấp, một lò phản ứng mô-đun nhỏ và hai nhà máy sản xuất hydro xanh. Các chính trị gia đối lập nói đây chỉ là chiêu trò trước thềm bầu cử sáu tháng tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2021”

Thế giới hôm nay: 11/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nick Clegg, một giám đốc điều hành của Facebook, cho biết các thuật toán của công ty nên được điều chỉnh “nếu cần thiết theo quy định.” Khi phát biểu với CNN ông cũng cho biết Facebook sẽ cởi mở đối với việc thay đổi luật giới hạn trách nhiệm pháp lý của các nền tảng truyền thông xã hội đối với các bài đăng của người dùng. Mới tuần trước một cựu nhân viên Facebook đã điều trần trước Quốc hội rằng công ty cố tình nói giảm tác hại từ các sản phẩm của mình.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết hòn đảo sẽ không cúi đầu trước áp lực của Trung Quốc, sau khi Tập Cận Bình nhấn mạnh cần phải thống nhất trong hòa bình. Căng thẳng giữa hai nước leo thang kể từ khi có báo cáo lính thủy đánh bộ Mỹ đang huấn luyện quân đội Đài Loan để đẩy lùi lực lượng Trung Quốc. Bà Thái nói nước bà “là tuyến đầu của nền dân chủ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2021”

Thế giới hôm nay: 08/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

PfizerBioNTech đã yêu cầu FDA phê duyệt vắc-xin covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi của họ. Nếu các cố vấn khoa học của FDA công nhận loại vắc-xin này tại cuộc họp cuối tháng, nó sẽ có thể được đưa ra thị trường từ tháng 11. Hai nhà sản xuất cho biết vắc-xin có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em, tương tự như thuốc dành cho trẻ vị thành niên đã được phê duyệt.

Ireland đồng ý với thỏa thuận thuế toàn cầu do OECD làm trung gian theo đó tính thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty lớn. Nước này từ lâu phản đối thỏa thuận vì e ngại nếu bỏ mức thuế 12,5% – thuộc hàng thấp nhất ở các nước giàu – sẽ khiến các công ty rời đi, kéo theo việc làm và doanh thu. Ireland có thể giữ con số 12,5% đó cho các công ty có doanh thu dưới 750 triệu euro (867 triệu đô la). Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2021”

Thế giới hôm nay: 07/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO chính thức ủng hộ sử dụng vắc-xin sốt rét đầu tiên cho trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh. Tổ chức này cho biết loại vắc-xin mang tên RTS,S sản xuất bởi GlaxoSmithKline là an toàn và giúp giảm 30% số trường hợp sốt rét ác tính ở trẻ nhỏ. Trẻ em ở phần lớn châu Phi cận Sahara vẫn mắc sốt rét nhiều lần trong năm. Cứ hai phút lại có một trẻ dưới năm tuổi chết vì căn bệnh này.

Joe Biden nói với truyền thông rằng ông và Tập Cận Bình đã nhắc lại cam kết tuân thủ “thỏa thuận Đài Loan.” Theo chính sách một Trung Quốc bấy lâu nay, Mỹ công nhận Bắc Kinh (chứ không phải Đài Bắc) là thủ đô — miễn là có hòa bình trên eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết căng thẳng với Trung Quốc đại lục đang ở mức tồi tệ nhất 40 năm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2021”

Thế giới hôm nay: 05/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volvo, hãng sản xuất ô tô Thụy Điển thuộc sở hữu của công ty ô tô Trung Quốc Geely, cho biết sẽ huy động 25 tỷ krona Thụy Điển (2,86 tỷ USD) bằng cách niêm yết ở Stockholm. Đợt niêm yết này cho thấy một sự thay đổi đáng kể đối với thương hiệu lấy an toàn làm trung tâm này. Kể từ khi Ford, một nhà sản xuất ô tô của Mỹ, bán lại hãng cho Geely khoảng một thập niên trước, Volvo đã tăng doanh số bán hàng và vươn lên dẫn trước trong lĩnh vực điện hóa. Tất cả xe mới của hãng giờ đều chạy điện hoặc hybrid.

Abiy Ahmed tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Ethiopia nhiệm kỳ hai sau khi đảng của ông thắng cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 6 (với một số khu vực bầu cử phải hoãn bỏ phiếu cho đến tuần trước). Chính phủ của ông Abiy đã bị chỉ trích vì đàn áp một cuộc nổi dậy của người thiểu số ở vùng Tigray. Liên Hợp Quốc nói cư dân trong khu vực đang đối mặt nạn đói do chính phủ phong tỏa không thể vận chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/10/2021”