Thế giới hôm nay: 08/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình ôn hòa chống nạn bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát vẫn tiếp diễn ở các thành phố trên thế giới. Có vài sự cố bạo lực ở một số nơi, bao gồm thành phố Bristol của Anh, nơi một bức tượng của Edward Colston, một thương nhân và lái buôn nô lệ thế kỷ 17, đã bị người biểu tình kéo xuống và ném xuống sông. Trong khi đó, tại Washington, DC, thị trưởng thành phố viết “Black Lives Matter” bằng chữ in hoa lớn trên con đường gần Nhà Trắng để ủng hộ các cuộc biểu tình.

Tổng thống Brazil đã bị chỉ trích sau khi Bộ Y tế Brazil xóa khỏi website của mình toàn bộ hai tháng dữ liệu về dịch covid-19 ở nước này. Brazil đã ngừng công bố tổng số ca nhiễm chính thức – hiện cao thứ hai thế giới sau Mỹ – và tổng số ca tử vong, vốn đã vượt qua Ý trong tuần này ở mức gần 36.000 người vào thời điểm các số liệu bị xóa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2020”

Thế giới hôm nay: 05/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau một đêm biểu tình ôn hòa ở Mỹ, người ủng hộ và người thân của George Floyd – người đàn ông da đen không vũ trang bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis hôm 25 tháng 5 – đã tham dự lễ tưởng niệm đầu tiên trong số nhiều buổi lễ khác nhau để tưởng niệm ông. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lisa Murkowski từ Alaska cho biết bà đồng ý với cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis, người đã chỉ trích gay gắt cách Tổng thống Donald Trump giải quyết biểu tình. Bà nói bà phải “đấu tranh” với câu hỏi liệu có nên ủng hộ tổng thống vào tháng 11 hay không.

Gần 1,9 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, ít nhất trong hơn hai tháng và là dấu hiệu nền kinh tế có thể đang phục hồi sau khủng hoảng covid-19. Tuy nhiên, tổng số đơn xin trợ cấp kể từ giữa tháng 3 đến nay là 42,6 triệu, con số tồi tệ nhất kể từ thời Đại Suy thoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/06/2020”

Thế giới hôm nay: 04/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, gây ra bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis, bước vào tuần thứ hai. Trong những ngày gần đây, một số cuộc biểu tình đã dính tới bạo lực và cướp bóc. Tuy nhiên, đêm thứ Ba tương đối yên bình. Thành phố New York ghi nhận 280 vụ bắt giữ, giảm từ 700 vụ vào thứ Hai. Dù vậy, khoảng 1.600 binh sĩ đang đóng quân bên ngoài Washington, DC, hôm thứ Tư đề phòng trường hợp Tổng thống Donald Trump quyết định triển khai họ trên đường phố thủ đô. Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper nói rằng đó là điều không đáng mong muốn.

Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi Trung Quốc không áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông và lặp lại lời hứa trao quyền công dân Anh cho những người Hồng Kông đủ điều kiện. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản pháo rằng sự can thiệp của Anh vào Hồng Kông chắc chắn sẽ “phản tác dụng”. Riêng HSBC, một ngân hàng Anh hoạt động chủ yếu ở Hồng Kông, đã đánh tiếng ủng hộ luật này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2020”

Thế giới hôm nay: 03/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vụ giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng tiếp tục gây chấn động vượt ra ngoài phạm vi thành phố Minneapolis. Thành phố New York, nơi các cuộc biểu tình ôn hòa phần lớn biến tướng thành bạo lực và cướp bóc, đã kéo dài lệnh giới nghiêm ban đêm thêm năm ngày nữa. Bốn sĩ quan cảnh sát bị bắn và bị thương ở St Louis, và một người khác ở Las Vegas. Tại Atlanta, lệnh bắt giữ được ban hành đối với sáu cảnh sát sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy cảnh sát bắn súng điện và kéo lê hai học sinh ra khỏi xe.

Một đợt bùng phát mới của Ebola tấn công vào phía tây bắc Congo. Sáu ca nhiễm đã được phát hiện bởi Bộ y tế quốc gia, cơ quan hiện cũng phải vật lộn với covid-19. Đây là đợt bùng phát thứ 11 của Congo kể từ khi virus được phát hiện vào năm 1976. Vào tháng 4, vài ngày trước khi Congo dự kiến ​​được tuyên bố sạch bóng Ebola, nhiều ca nhiễm lại được phát hiện ở phía đông đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2020”

Thế giới hôm nay: 02/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình cả ôn hòa và bạo lực, bùng nổ sau khi một người đàn ông da đen không vũ trang bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng, bước vào ngày thứ bảy trên khắp các thành phố Mỹ. Ở Louisville (Kentucky), một công dân đã bị bắn chết, dường như là bởi cảnh sát, giữa lúc người biểu tình đụng độ với họ. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cho biết họ đã triển khai ở 23 tiểu bang và Washington, DC, nơi biểu tình bùng lên ở gần Nhà Trắng. Derek Chauvin, người đã khiến George Floyd nghẹt thở bằng cách quỳ đè lên cổ, sẽ hầu tòa vào ngày 8 tháng 6.

Cảnh sát Hồng Kông đã cấm một buổi cầu nguyện đêm tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn. Nhà chức trách viện dẫn những lo ngại về y tế xoay quanh covid-19 cho quyết định này, nhưng các nhóm ủng hộ dân chủ không đồng tình, cáo buộc chính phủ cố gắng đàn áp đối lập sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia gây tranh cãi trên lãnh thổ này. Người Hồng Kông đã tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm trong suốt ba thập niên qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2020”

Thế giới hôm nay: 01/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình bùng nổ ở Minneapolis vào cuối tuần qua đã lan khắp nước Mỹ xoay quanh cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang qua đời sau khi bị một sĩ quan cảnh sát da trắng quỳ đè lên cổ hơn tám phút. Vài thành phố đã thiết lập lệnh giới nghiêm và một số thống đốc đã triển khai Vệ binh Quốc gia.

Quốc hội Thái Lan phê duyệt gói hỗ trợ kinh tế trị giá 58 tỷ đô la được thiết kế để giảm thiểu tác động của covid-19. Hơn một nửa số tiền sẽ được huy động bằng các khoản vay của chính phủ. Hai đảng trong liên minh cầm quyền đã quyết định tham gia cùng phe đối lập kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn cách tiêu tiền. Thái Lan hôm nay bước vào giai đoạn ba của kế hoạch kết thúc phong tỏa kéo dài bốn giai đoạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2020”

Thế giới hôm nay: 29/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình bạo lực bước vào ngày thứ hai ở thành phố Minneapolis sau cái chết của một người đàn ông da đen, George Floyd, người bị một cảnh sát da trắng ghì cổ tới chết khi bị bắt. Một người đàn ông đã bị bắn chết giữa các báo cáo xảy ra cướp bóc và đốt phá. Thị trưởng yêu cầu thống đốc bang Minnesota cho gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia, trong khi Bộ Tư pháp liên bang tuyên bố việc điều tra vấn đề này là “ưu tiên hàng đầu” của họ. Các cuộc biểu tình đã lan rộng ra ngoài bang Minnesota: ở California, hàng trăm người chặn đường cao tốc Los Angeles và đập vỡ cửa sổ trên các phương tiện tuần tra của bang.

Đài Loan hứa sẽ giúp những người trốn chạy khỏi Hồng Kông được tái định cư tại Đài Loan khi Trung Quốc tìm cách tăng cường kiểm soát lãnh thổ này. Nhiều người ở Đài Loan đồng cảm với hoàn cảnh của người Hồng Kông và sợ rằng Trung Quốc có thể cố gắng sáp nhập hòn đảo của họ. Trung Quốc phản pháo rằng Đài Loan đang tìm cách “cướp ngôi nhà đang cháy”. Trong khi đó, Anh cho biết sẽ mở rộng quyền cư trú cho cư dân Hồng Kông có hộ chiếu Cư dân hải ngoại của Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2020”

Thế giới hôm nay: 28/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất một quỹ mới trị giá 750 tỷ euro (825 tỷ đô la) để giúp các nền kinh tế châu Âu phục hồi sau đại dịch. Cùng với gói giải cứu trước đó và ngân sách 1,1 nghìn tỷ euro cho giai đoạn 2021-27, ủy ban sẽ có tổng cộng 2,4 nghìn tỷ euro để sử dụng. Một số quốc gia thành viên EU hoan nghênh đề xuất này, nhưng những nước tiết kiệm, chẳng hạn như Hà Lan, thì thận trọng hơn.

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay và bắt giữ hàng trăm người trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lên kế hoạch hình sự hóa tội kích động nổi loạn và xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Trong khi đó tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với Quốc hội rằng cuộc đấu tranh của người biểu tình đã thất bại. Ông khẳng định Hong Kong không còn được tự trị so với Trung Quốc nữa, ngụ ý rằng vị thế đặc biệt của nó theo luật pháp Mỹ đang gặp đe dọa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2020”

Thế giới hôm nay: 27/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tập Cận Bình kêu gọi các sĩ quan quân đội tăng cường sẵn sàng chiến đấu vũ trang. Khi phát biểu bên lề Nhân Đại ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc cho biết đại dịch covid-19 đã tác động sâu sắc đến an ninh và sự phát triển của đất nước. Bất chấp mối lo ngại này, chính phủ tuần trước đã đề xuất với quốc hội là trong năm nay mức tăng chi tiêu quốc phòng sẽ là 6,6%, giảm so với 7,5% hồi năm ngoái.

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi coronavirus khởi phát, đã hoàn thành xét nghiệm 6,5 triệu người trong mười ngày. Chiến dịch này theo sau những lo ngại rằng covid-19 đã xuất hiện trở lại sau khi lệnh phong tỏa thành phố hồi tháng 1 dường như đã kiểm soát được dịch bệnh. Các quan chức tuyên bố khoảng 3 triệu xét nghiệm đã được tiến hành trước chiến dịch vừa rồi, trong một thành phố khoảng 11 triệu dân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/05/2020”

Thế giới hôm nay: 26/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhật Bản chấm dứt tình trạng khẩn cấp. Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố những hạn chế sẽ được dỡ bỏ ở Tokyo và bốn tỉnh khác nơi vẫn còn áp dụng tình trạng này. Tình trạng khẩn cấp được áp dụng bảy tuần trước để đối phó với coronavirus. Nhật Bản đã vượt qua dịch tương đối thành công, nhưng tỉ lệ ủng hộ của ông Abe đã giảm xuống.

Một tòa án Đức đã yêu cầu Volkswagen trả tiền bồi thường cho chủ nhân một chiếc minivan bị cài phần mềm được thiết kế để gian lận bài kiểm tra khí thải. Phán quyết này là đòn mới nhất giáng vào công ty trong vụ bê bối “dieselgate”, và mở đường cho hàng ngàn phán quyết khác tương tự. “Dieselgate” đã khiến VW phải đóng phạt hơn 30 tỷ euro (33 tỷ đô la). Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/05/2020”

Thế giới hôm nay: 21/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Amphan, cơn bão mạnh nhất tấn công Ấn Độ và Bangladesh trong hơn một thập niên, đã đổ bộ vào Sundarbans, khu rừng ngập mặn giữa hai nước này. Siêu bão làm tốc mái các ngôi nhà và gây mất điện. Ở Bangladesh, khoảng 2,4 triệu người đã sơ tán đến nơi trú bão, trong số đó có hàng trăm người tị nạn Rohingya đang trú ở một hòn đảo trong Vịnh Bengal.

Brazil ghi nhận 1.179 trường hợp tử vong do covid-19 hôm thứ Ba, đánh dấu lần đầu tiên số người thiệt mạng hàng ngày của họ vượt 1.000. Tổng số người chết đã lên đến 17.971. Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã bị chỉ trích vì xem thường đại dịch, bắt chước Tổng thống Mỹ Donald Trump khi quảng cáo hydroxychloroquine (thuốc sốt rét) như một liều thuốc thần chống covid-19. Các chuyên gia y tế khuyên không nên dùng thuốc này để điều trị bệnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/05/2020”

Thế giới hôm nay: 20/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về covid-19. “Đánh giá vô tư, độc lập và toàn diện” sẽ xem xét vai trò của chính WHO trong cuộc khủng hoảng. Mỹ đặc biệt có vai trò quan trọng trong tổ chức liên chính phủ này. Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cuộc điều tra sẽ bắt đầu “sớm nhất có thể”.

Trung Quốc áp thuế trừng phạt ở mức hơn 80% lên lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Bộ thương mại Trung Quốc nói đây là kết quả của một cuộc điều tra lâu  dài về khiếu nại chống bán phá giá, song cũng có thể là hành động Trung Quốc trả đũa vì Úc đã thúc đẩy cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch covid-19. Tuần trước, Trung Quốc áp lệnh cấm nhập khẩu lên bốn nhà máy chế biến thịt của Úc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/05/2020”

Thế giới hôm nay: 19/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giám đốc WHO hứa tiến hành một cuộc điều tra độc lập về covid-19 sớm nhất có thể. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nói rằng bất kỳ cuộc điều tra nào cũng sẽ chỉ được tiến hành sau khi căn bệnh được kiểm soát. Khoảng 122 quốc gia, bao gồm Mỹ, Úc và Anh, đã kêu gọi một cuộc điều tra. Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ cả Trung Quốc và WHO vì những phản ứng của họ trước dịch bệnh.

Tập đoàn công nghệ Nhật Bản SoftBank báo cáo khoản lỗ hoạt động 1,36 nghìn tỷ yên (13 tỷ đô la) cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 3. Quỹ Tầm nhìn, quỹ đầu tư công nghệ của tập đoàn, chịu trách nhiệm cho phần lớn khoản lỗ này. Softbank cũng tuyên bố Jack Ma, người sáng lập Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, sẽ rời khỏi ban lãnh đạo tập đoàn sau 13 năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/05/2020”

Thế giới hôm nay: 18/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ tuyên bố sẽ khởi động một chương trình tư nhân hóa và sẽ đình chỉ các vụ phá sản mới trong vòng một năm tới nhằm ngăn tình trạng các doanh nghiệp vỡ nợ hàng loạt vì Covid-19. Phong tỏa nghiêm ngặt của nước này đã giáng đòn đau vào nền kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ đã giảm 60% trong tháng 4.

Chính phủ Trung Quốc đã sa thải sáu quan chức cấp cao ở tỉnh Cát Lâm miền đông bắc, tâm dịch của đợt bùng phát covid-19 mới ở Trung Quốc. Người dân ở quận Phong Mãn của thành phố Cát Lâm được lệnh ở nhà để ngăn bệnh lây lan. Một số dịch vụ không thiết yếu, như rạp chiếu phim và quán karaoke, cũng đã bị đóng cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/05/2020”

Thế giới hôm nay: 15/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới được nộp ở Mỹ đã giảm nhẹ vào tuần trước xuống dưới 3 triệu, từ mức 3,2 triệu của tuần trước. Hơn 36 triệu đơn đã được nộp trong hai tháng qua, kể từ khi phong tỏa diện rộng được áp đặt để hạn chế sự lây lan của covid-19. Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo phục hồi sẽ chậm chạp trừ khi có nhiều kích thích tài khóa.

Sanofi, một gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Paris, đã bị chính phủ Pháp phản đối dữ dội sau khi giám đốc của hãng gợi ý rằng Mỹ có thể được đặt đơn đặt hàng trước lớn nhất cho vắc-xin covid-19. Các quan chức Pháp gọi đặc quyền đặt trước này là “không thể chấp nhận được”. Tổng thống Emmanuel Macron – người từng nói vắc-xin phải được coi là “hàng hóa công của thế giới” – đã triệu tập các lãnh đạo của Sanofi đến Điện Elysée. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/05/2020”

Thế giới hôm nay: 14/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của Donald Trump, vừa được thả vì lo ngại ông có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trong tù. Manafort đã bị kết án tội gian lận thuế và âm mưu sau một cuộc điều tra về khả năng có thông đồng giữa chiến dịch của ông Trump và Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Ông sẽ bị quản thúc tại gia nốt phần còn lại của bản án bảy năm tù.

Chính quyền Trump ra lệnh cho một quỹ hưu trí liên bang hiện quản lý khoảng 600 tỷ đô la, Thrift Savings Plan, ngừng đầu tư vào tất cả các công ty Trung Quốc. Nhà Trắng cho biết các khoản đầu tư này tạo ra các mối đe dọa an ninh quốc gia và có thể trở thành đối tượng bị trừng phạt. Ngày càng có nhiều đảng viên Cộng hòa kêu gọi đề ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, nước bị họ cáo buộc che đậy thông tin về covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/05/2020”

Thế giới hôm nay: 13/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng và là chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo Thượng viện rằng việc kết thúc lệnh ở nhà quá sớm có thể dẫn đến hậu quả “rất nghiêm trọng”. Chỉ một đốm lửa cũng tạo thành vụ cháy lớn, ông nói. Thông điệp của Tiến sĩ Fauci trái ngược hoàn toàn với giọng điệu của Tổng thống Donald Trump, người đã khuyến khích các bang dỡ bớt các hạn chế. Nhiều bang đã bắt đầu mở cửa trở lại.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố kế hoạch kéo dài chương trình duy trì việc làm của chính phủ cho đến cuối tháng 10, mặc dù quy mô của các khoản trợ cấp mất việc sẽ giảm xuống trong những tháng tới. Các công ty cảnh báo sẽ có sa thải hàng loạt nếu chương trình không được gia hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/05/2020”

Thế giới hôm nay: 12/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Năm ca nhiễm covid-19 mới vừa được báo cáo ở Vũ Hán, thành phố Trung Quốc nơi khởi phát dịch covid-19. Đây là ổ dịch đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 4, vài ngày trước khi thành phố dỡ bỏ phong tỏa nghiêm ngặt hôm 8 tháng 4. Tất cả các ca mới đều được mô tả là không có triệu chứng. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng khi các nước dỡ phong tỏa, lây nhiễm có thể tăng.

Các quan chức Iran tuyên bố ít nhất 19 người đã chết trong vụ hai tàu nước này bắn nhầm giữa lúc tập trận hải quân hôm Chủ nhật. Tai nạn không phải  hiếm trong lực lượng vũ trang Iran. Hồi tháng 1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng đã vô tình bắn hạ một máy bay của Ukranian Airlines, giết chết tất cả 176 người trên máy bay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/05/2020”

Thế giới hôm nay: 11/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đã vượt 4 triệu, với hơn 277.000 ca tử vong. Mỹ, chiếm một phần ba số người thiệt mạng trên thế giới, vẫn là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Song, ngay cả các chính phủ dường như đã kiểm soát được căn bệnh này vẫn cảnh báo về khả năng nó xuất hiện trở lại. Hàn Quốc đã báo cáo 34 ca mới vào Chủ nhật – mức tăng đột biến lớn nhất trong một tháng – và tỷ lệ lây nhiễm của Đức cũng tăng tốc.

Ba thành viên cao cấp của tổ chuyên trách đối phó coronavirus của Nhà Trắng đang tự cách ly hai tuần sau khi tiếp xúc với người nhiễm covid-19. Họ là Anthony Fauci, quan chức hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ; Robert Redfield, giám đốc CDC, và Stephen Hahn, ủy viên trưởng của FDA. Cuối tuần trước, hai nhân viên Nhà Trắng đã xét nghiệm dương tính với căn bệnh này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/05/2020”

Thế giới hôm nay: 08/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc covid-19 của WHO và đáp trả các quan chức Mỹ trong cuộc tranh cãi đang leo thang giữa hai nước. Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố rằng virus có thể đã lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. WHO, cơ quan bị ông Trump chỉ trích vì cách xử lý đại dịch, đã gọi những bình luận như vậy là “đoán mò”.

Ngân hàng Trung ương châu Âu bác bỏ phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức cho rằng ECB vượt quá thẩm quyền của mình bằng cách mua trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ euro trong khuôn khổ chương trình nới lỏng định lượng (QE). Ngân hàng lập luận rằng họ chỉ chịu trách nhiệm trước các thiết chế châu Âu và hứa sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng để đưa khu vực đồng euro vượt qua cuộc khủng hoảng coronavirus. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/05/2020”