Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?

Nguồn: Peter Turchin, “I predicted 2020 would be a mess for the U.S. Could that help prevent a second civil war?”, The Globe and Mail, 03/07/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Cách đây 10 năm, tôi đã dự báo rằng năm 2020 sẽ đánh dấu “một đỉnh cao mới của bạo lực” tại Mỹ và Tây Âu. Vào thời đó, dự báo này xem ra có vẻ không bình thường; các nước Tây Âu trên thực tế vẫn đang ổn định từ trước năm 2010. Nhưng thậm chí tôi vẫn không thể tưởng tượng được sự thể lại có thể tệ đến mức như những gì đã và đang xảy ra.

Sự phân cực về chính trị  thành hai xu hướng đối kháng nhau, những vụ “giết chóc tràn lan” – nay được gọi là “khủng bố nội đia” – đã gia tăng mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về người tị nạn, an toàn thực phẩm, nhà ở và nhiều thứ nữa. Đại dịch Covid-19 đã khiến nửa triệu người thiệt mạng và làm điêu đứng nhiều nền kinh tế. Những cuộc biểu tình chống chính quyền, bạo loạn, được châm ngòi bởi việc một viên cảnh sát ở Minneapolis dùng đầu gối chẹn cổ làm chết George Floyd, đã lan rộng khắp nước Mỹ. Tất cả cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ bất ổn xã hội tệ hại nhất tính từ những năm 1960. Continue reading “Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?”

Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?

Nguồn: Tim Harford, “Winning bid: how auction theory took the Nobel memorial prize in economics”, Financial Times, 12/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nghiên cứu của Paul Milgrom và Robert Wilson đã biến đổi cách các quốc gia phân bổ nguồn lực vì lợi ích công.

Nếu bạn và tôi đấu giá với nhau trong một cuộc đấu giá từ thiện, chẳng hạn như để được đi ăn tối với Công chúa Marie của Đan Mạch, chúng ta không cần phải giải thích nhiều về cách thức cuộc đấu giá hoạt động như thế nào. Một trong hai chúng ta đánh giá cao hơn phần thưởng của mình và sẽ trả nhiều tiền hơn, qua đó sẽ giành chiến thắng.

Nhưng nếu bạn và tôi đấu giá với nhau để giành được tổng giá trị số tiền mặt trong ví của chúng ta, cuộc đấu giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tôi chỉ biết những gì có trong ví của tôi và bạn chỉ biết những gì có trong ví của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều quan tâm muốn biết số tiền mà người kia sẵn sàng trả, vì đó là một tín hiệu rõ ràng về giá trị của giải thưởng. Continue reading “Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?”

Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Các lý thuyết về chính trị thường được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về hành vi con người. Các lý thuyết này rút ra đặc tính thường xuyên trong hành động của con người từ khối lượng thông tin thực nghiệm mà chúng ta tiếp nhận về thế giới quanh mình, và hy vọng thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa những hành động này và môi trường xung quanh. Khả năng lý thuyết hóa là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công tiến hóa của loài người. Nhiều cá nhân thực dụng khinh thường lý thuyết và khả năng lý thuyết hóa, nhưng họ lại luôn hành động dựa trên các lý thuyết ngầm ẩn nào đó mà họ đơn giản không nhận ra.

Kinh tế học hiện đại dựa trên một lý thuyết như vậy, cho rằng con người là những kẻ “tối đa hóa lợi ích duy lý”: họ là những cá nhân sử dụng khả năng nhận thức mạnh mẽ của mình để tìm kiếm tư lợi. Gắn liền với lý thuyết này là một số giả định. Continue reading “Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc””

Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Tại một thời điểm ở khoảng giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính trị thế giới thay đổi đột ngột.

Thời kỳ từ đầu những năm 1970 cho đến giữa những năm 2000 chứng kiến hiện tượng mà Samuel Huntington gọi là “Làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, khi số lượng quốc gia xếp vào nhóm dân chủ bầu cử tăng từ khoảng 35 lên đến 110. Trong thời kỳ này, dân chủ tự do đã trở thành hình thức chính quyền mặc định cho phần lớn thế giới, ít nhất là về khát vọng nếu không phải là trên thực tế. Continue reading “Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá””

Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi

Nguồn: Kevin Rudd & Daniel Rosen, “China Backslides on Economic Reform”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiễn vẫn báo cáo tăng trưởng dương. Trung Quốc là nước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cũng là nước đầu tiên vượt qua, đạt mức tăng trưởng 3,2% trong quý gần đây nhất trong khi Hoa Kỳ giảm 9,5% và các nền kinh tế tiên tiến khác phải chịu mức giảm hai con số. Giám sát công nghệ cao, xét nghiệm toàn diện và các biện pháp ngăn chặn tích cực từ trên xuống đã giúp Trung Quốc kiểm soát được virus trong khi các nước khác vẫn đang phải vật lộn. Trung Quốc thậm chí có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế dương theo năm trong năm 2020.

Sự phục hồi này là có thật, nhưng đằng sau những con số ngắn hạn, sự khởi động lại nền kinh tế vẫn còn nhiều điều đáng ngờ. Sự bứt phá về tăng trưởng của Trung Quốc không phải là sự khởi đầu của một sự phục hồi mạnh mẽ mà chỉ là sự phục hồi không đồng đều được thúc đẩy bởi xây dựng cơ sở hạ tầng. Dữ liệu Quý II cho thấy sự mất cân bằng tương tự ở các quốc gia khác đang phải vật lộn với virus: Đầu tư đóng góp 5 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong khi tiêu dùng giảm, âm 2,3 điểm. Continue reading “Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi”

Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?

Nguồn:Is it the end of the oil age?”, The Economist, 17/09/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dầu đã cung cấp năng lượng cho thế kỷ 20 – ô tô, chiến tranh, nền kinh tế và cả địa chính trị của nó. Giờ đây, thế giới đang rơi vào một sốc năng lượng vốn đẩy nhanh sự dịch chuyển sang một trật tự mới. Khi covid-19 tấn công nền kinh tế toàn cầu vào đầu năm nay, nhu cầu dầu đã giảm hơn 1/5 và giá giảm mạnh. Kể từ đó, đã có một sự hồi phục phập phồng, nhưng việc quay trở lại thế giới cũ là khó xảy ra. Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang buộc phải đối mặt với những điểm yếu của họ. ExxonMobil đã bị loại khỏi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nơi họ đã là thành viên từ năm 1928. Các quốc gia dầu lửa như Ả Rập Xê Út cần giá dầu ở mức 70-80 USD/thùng để cân bằng ngân sách của họ. Hôm nay giá dầu đang tăng chỉ ở mức 40 đô la.

Continue reading “Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?”

Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EUVFTA) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 là hiệp định mới nhất trong chuỗi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hiệp định “sinh đôi” của EUVFTA, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), cũng đã được Việt Nam phê chuẩn. Khi có hiệu lực, hiệp định này dự kiến ​​sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Âu vào Việt Nam, nơi vốn đã là điểm đến yêu thích của dòng vốn FDI trong khu vực.

Hơn 30 năm kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế thị trường vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia biệt lập,một trong những nước kém phát triển nhất, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới. Thành công này rõ ràng là nhờ một phần lớn vào mức độ cởi mở kinh tế rất cao của Việt Nam dựa trên các chế độ thương mại và đầu tư quốc tế như EUVFTA và EVIPA. Nhưng trong khi phần lớn sự chú ý được dành cho những lợi ích mà Việt Nam thu được từ sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, người ta ít nói đến những hậu quả của việc Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI. Continue reading “Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI”

Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm lớn nhất thế giới. Nạn dịch COVID-19 đã hé lộ tình trạng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm, do đó Tổng thông Trump và ông Biden, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này, kể cả việc chuyển về Mỹ các xí nghiệp sản xuất dược phẩm quan trọng.

Tờ “Nam Hoa Tảo báo” [South China Morning Post, SCMP] ở Hong Kong hôm 26/8 đưa tin:  Ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), giáo sư Viện Quản lý kinh tế Đại học Thanh Hoa , Ủy viên thường vụ Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc, mới đây có nói rằng Mỹ phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm của Trung Quốc, từ vitamin tới thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên vật liệu đều do Trung Quốc sản xuất, nước Mỹ trong một thời gian ngắn không thể sản xuất được. Continue reading “Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?”

Ai giết “Đường cong Phillips”?

Nguồn: Why does low unemployment no longer lift inflation?”, The Economist, 22/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đường cong Phillips, logic định hướng cho các ngân hàng trung ương ngày nay, đã trở nên phẳng một cách kỳ lạ.

Mỗi đêm vào khoảng 10 giờ tối, đèn trong trại tù binh chiến tranh Indonesia sẽ tối đi một cách bí ẩn trước sbối rối của các lính canh người Nhật. Họ không phát hiện ra chiếc máy đun nước tạm thi (dùng lưỡi lam), dùng để hâm trà cho các tù nhân, đã được một tù binh người New Zealand, William Phillips, tạo ra. Nhng sáng kiến bí mật này chỉ là một ví dụ về s tháo vát của ông. 

Sau Thế chiến II, ông đã xây dng một mô hình “thủy lc” miêu tả dòng thu nhập luân chuyển trong nền kinh tế — một mê cung gồm các bồn cha nước, van và đường ống giúp ông được bổ nhiệm vào Trường Kinh tế London. Continue reading “Ai giết “Đường cong Phillips”?”

Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau 40 năm hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, khó có thể tưởng tượng đượcmối quan hệ thực sự bị cắt đứt. Nhiều giám đốc điều hành tin rằng các chính trị gia ở Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết sự khác biệt của họ khi họ nhận ra tác động thực sự của việc “phân tách” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại sẽ làm ổn định mọi thứ, cho dù phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu”

Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’

Nguồn: Slavoj Žižek, “Nobody has to be vile: The Philanthropic Enemy”, London Review of Books, 06/04/2006.

Người dịch: Lê Thành Trung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ năm 2001, Davos và Porto Alegre đã trở thành cặp thành phố sinh đôi của toàn cầu hóa: Davos, một khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Thụy Sĩ, nơi giới tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực quản lý, chính trị và truyền thông góp mặt ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng toàn cầu hóa là phương thuốc tốt nhất; Porto Alegre, thành phố cận nhiệt đới ở Brazil, nơi nhóm người chống lại tầng lớp thượng lưu và phản đối toàn cầu hóa tụ họp để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng chủ nghĩa toàn cầu hóa tư bản không phải là định mệnh không thể tránh khỏi – như khẩu hiệu chính thức của họ rằng ‘một thế giới khác là điều có thể’. Tuy nhiên, dường như những buổi gặp mặt ở Porto Alegre không còn giữ được năng lượng vốn có – chúng ta dần nghe ít tin tức về họ hơn trong những năm qua. Những ngôi sao sáng của Porto Alegre nay đâu rồi? Continue reading “Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’”

Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?

Nguồn: Dollar dominance is as secure as American global leadership”, The Economist, 08/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mùa hè tồi tệ đối với nước Mỹ và đồng đô la. Đồng bạc xanh đã giảm hơn 4% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác trong tháng 7, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong một thập niên, khi giá trị của euro, vàng và thậm chí bitcoin đều tăng vọt. Trong một năm với những biến động thị trường khắc nghiệt, sự chao đảo của đồng đô la có vẻ không mấy đặc biệt. Tuy nhiên, khi các biến động này diễn ra trong bối cảnh rối loạn của nước Mỹ, chúng đã gây nên những lo ngại rằng nền kinh tế bá chủ thế giới có thể sắp đến ngày tàn. Một phản ứng yếu kém đối với đại dịch, tình trạng phục hồi kinh tế phập phồng và nợ tăng vọt dĩ nhiên đã đóng góp vào mối lo ngại về sức mạnh kinh tế của Mỹ. Nhưng nếu có lý do nào đó để nghi ngờ sự thống trị của đồng đô la, thì đó không phải là do nước Mỹ đang trở nên kém hùng mạnh hơn về kinh tế, mà là vì trật tự thế giới mà nước này xây dựng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Continue reading “Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?”

Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu

Nguồn: China v America: Trade without trust”, The Economist, 18/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Mười chín năm trước, một công ty vô danh Trung Quốc khai trương vài văn phòng đầu tiên tại châu Âu ở vùng ngoại ô Frankfurt và một thị trấn ở Anh, bắt đầu tham gia đấu giá xây dựng các hệ thống viễn thông. Ngày nay, Huawei tượng trưng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đi kèm nhiều mối lo – và một hệ thống thương mại toàn cầu nơi lòng tin đã sụp đổ. Với doanh thu 123 tỉ đô la Mỹ, Huawei nổi tiếng với giá cả cực kỳ cạnh tranh và sự tận tuỵ đối với các mục tiêu phát triển công nghiệp của giới lãnh đạo Trung Quốc. Từ năm 2018, Mỹ đã đưa Huawei vào cuộc tấn công pháp lý, biến nó trở thành tâm điểm trong thương chiến. Nay thì Anh cũng tuyên bố sẽ cấm cửa Huawei trong các hệ thống 5G của mình. Các quốc gia châu Âu khác có lẽ sẽ nối gót Anh. Nhưng thay vì cho thấy sự quyết tâm của phương Tây, chuỗi sự kiện liên quan đến Huawei cho thấy sự thiếu vắng một chiến lược mạch lạc. Nếu các nền dân chủ cởi mở và một Trung Quốc chuyên chế muốn duy trì các mối liên hệ kinh tế và tránh rơi vào tình trạng hỗn mang, thì một cấu trúc thương mại mới cần phải được thiết lập. Continue reading “Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc

Nguồn:South-East Asian tycoons’ high-wire act”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Các đế chế kinh doanh gốc Hoa đang gặp khó trước những đòi hỏi trái ngược đến từ một nơi họ đã xem là nhà và một nơi là quê hương của tổ tiên, một quốc gia ngày càng quyết đoán.

Năm 1919, Chia Ek Chor chuyển nhà đến Bangkok và mở một cửa hàng nhỏ nhập khẩu hạt giống từ quê nhà tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Hai thế hệ sau, doanh nghiệp này, Charoen Pokphand (CP), đã trở thành tập đoàn thống trị Thái Lan, kinh doanh mọi mặt hàng từ thịt gà, thịt heo, đến ô tô, điện thoại. Người ông sáng lập công ty, đã mất năm 1983, lấy họ Thái là Chearavanont. Nhưng ông vẫn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương mình. Khi nói bằng tiếng Hoa, chữ đầu tiên trong tên của bốn con ông, Zhengmin (Chính Minh), Daimin (Đại Minh), Zhongmin (Trung Minh), Quốc Minh (Goumin), ghép lại sẽ thành “chính đại Trung Quốc”. Continue reading “Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”