Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?

Nguồn: Paul Krugman, “Crashing Crypto: Is This Time Different?,” New York Times, 17/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuần trước TerraUSD, một đồng tiền mã hóa  ổn định (stablecoin) – hệ thống được cho là có hoạt động tương tự như một tài khoản ngân hàng thông thường, nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền mã hóa có tên là Luna – đã bị sập. Luna mất 97% giá trị chỉ trong vòng 24 giờ, theo đó thổi bay khoản tiết kiệm cả đời của nhiều nhà đầu tư.

Sự kiện này đã làm rung chuyển thế giới tiền mã hóa nói chung, nhưng sự thật là, thế giới đó vốn dĩ đã lung lay ngay từ trước khi xảy ra thảm họa Terra. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, và kể từ đó đã sụt giảm hơn 50%. Continue reading “Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?”

Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều. Continue reading “Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?”

Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?

Nguồn: Paul Krugman, Why China Can’t Bail Out Putin’s Economy, New York Times, 07/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một “siêu cường giả”, có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính. Continue reading “Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?”

Milton Friedman là ai?

milton-friedman

Nguồn: Paul Krugman, “Who Was Milton Friedman?”, New York Review of Books, Bộ 54, Số 2, 15/02/2007.

Biên dịch: Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới

Lời toà soạn:  Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học – ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu. Continue reading “Milton Friedman là ai?”

Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!

greece-nai-support_3366524b

Nguồn: Paul Krugman, “Ending Greece’s Bleeding”, New York Times, 5/7/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp.

Châu Âu đã tránh được một viên đạn vào ngày Chủ nhật vừa qua. Đi ngược lại nhiều dự đoán, các cử tri Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ việc chính phủ của họ từ chối những đòi hỏi của các chủ nợ. Và ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Liên minh Châu Âu cũng nên thở phào nhẹ nhõm.

Dĩ nhiên, các chủ nợ không muốn độc giả nhìn nhận sự việc như vậy. Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bản tin kinh doanh, cốt truyện của họ là việc thất bại trong nỗ lực buộc Hy Lạp chấp thuận các đòi hỏi là một chiến thắng của sự phi lý và vô trách nhiệm thay vì những lời khuyên có căn cứ. Continue reading “Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!”

Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!

debt-free

Nguồn: Paul Krugman, “Nobody Understands Debt”, The New York Times, 09/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả Janet Yellen (Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – NBT), chủ yếu nhìn nhận các vấn đề kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 như một câu chuyện xoay quanh quá trình “thoái nợ” (deleveraging) – nỗ lực được các con nợ ở hầu như khắp mọi nơi thực hiện cùng một lúc nhằm giảm số nợ phải trả. Tại sao quá trình thoái nợ lại là một vấn nạn? Bởi vì chi tiêu của tôi là thu nhập của bạn, và chi tiêu của bạn là thu nhập của tôi, vậy nên nếu tất cả mọi người cắt giảm chi tiêu cùng một lúc, thu nhập trên thế giới sẽ bị giảm đi. Continue reading “Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!”

Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?

5-piketty-640x360

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Nguyễn Khánh

Thomas Piketty, hiện đang là giáo sư tại Đại học kinh tế Paris, không phải là một cái tên quá quen thuộc . Nhưng việc này có thể thay đổi khi cuốn sách được dịch sang tiếng Anh của ông, “Tư bản ở thế kỉ 21”, được công bố với lối suy luận tuyệt vời, bao quát về tính bất bình đẳng. Tới lúc này, những tác động ông mang lại vô cùng sâu sắc. Không khó để nghe ai đó nói rằng chúng ta đang sống trong Kỉ nguyên Thịnh vượng lần thứ hai, hoặc như cách Piketty vẫn thích dùng, một Belle Époque thứ hai- được định nghĩa bởi sự gia tăng không tưởng của nhóm “một phần trăm”. Những sự thật đó trở nên không xa lạ là nhờ vào cuốn sách của Piketty. Ông và một số đồng nghiệp (có thể kể đến Anthony Atkinson ở Đại học Oxford và Emmanuel ở Đại học Berkeley), đã tiên phong trong việc tìm ra một phương thức sử dụng số liệu để nghiên cứu sự tập trung của thu nhập và sự giàu có trong quá khứ- đầu thế kỉ 20 ở Mỹ và Anh, và cuối thế kỉ 18 ở Pháp. Continue reading “Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?”

Kinh tế học: Vì sao nên nỗi?

252669-gfc-global-financial-crisis-indon-stockbroker-in-jakarta

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Minh Tuấn – Hoàng Sơn

Bài liên quan: John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Chủ quan khi bão manh nha hình thành. Hoảng loạn khi bão ập đến. Chia rẽ về cách khắc phục hậu quả cơn bão. Đó là kết quả gần ba thập kỷ lạc lối của kinh tế học.

  1. Nhầm lẫn giữa sự thật và cái đẹp

Hiện giờ khó mà tin được mới cách đây không lâu giới kinh tế học còn đang chúc tụng nhau về thành công của môn khoa học này. Những thành công trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn đó đã mở ra một giai đoạn vàng của những người trong giới. Về mặt lý thuyết, họ nghĩ đã giải quyết được những tranh cãi nội bộ. Continue reading “Kinh tế học: Vì sao nên nỗi?”