Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc

Tác giả: Paul Haenle | Giới thiệu: Minh Anh

Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã tác động như thế nào tới phản ứng trước dịch COVID-19?

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 lan rộng, sự mất lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây trở ngại cho sự phối hợp toàn cầu cần thiết cho  một cuộc khủng hoảng như vậy. Cả hai nước đều phải chịu trách nhiệm vì đã không hợp tác với nhau. Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh do những chỉ thị chính trị và quan ngại kinh tế đã thổi bùng lên mối nghi ngờ ngay từ đầu. Continue reading “Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc”

Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quì mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua Tống sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất Trung Quốc giáp giới nước Đại Việt. Cuộc hành quân này rất cần thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trử tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân ta sang đánh Trung Quốc, trưng bản Lộ Bố đã kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kềm kẹp dân; nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng ứng; bởi vậy lúc quân ta rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngã theo Trung Quốc. Để đối phó lại, Vua Tống chủ trương một mặt đưa lợi lộc ra nhử, một mặt cho cầm đao đánh giết: Continue reading “Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược”

Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Minh Anh

Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT. Continue reading “Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc”

Việt Nam học được gì từ sai lầm chống COVID-19 của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Nguyễn Quỳnh Huy

Việt Nam, tuy là một quốc gia cộng sản, đã nhanh chóng nhận ra rằng việc che đậy thông tin kiểu Trung Quốc sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn thiệt hại về nhân mạng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Đây không chỉ là một trò chơi các con số – cách các cộng đồng tự tổ chức để giảm số người tử vong qua thời gian,  từ dưới lên – mà còn là một tính toán bao gồm nhiều yếu tố về cách các chính phủ tổ chức, từ trên xuống. Thật khó để đánh giá liệu các chế độ độc tài hay dân chủ làm tốt hơn bởi có nhiều yếu tố quyết định thành công hay thất bại ngoài các hệ thống thể chế. Tuy nhiên, bài viết này thảo luận về một số khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sự lây lan của coronavirus để đánh giá các hàm ý cho hiện tại cũng như các cải cách trong tương lai. Continue reading “Việt Nam học được gì từ sai lầm chống COVID-19 của Trung Quốc?”

Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Vũ Cao Phan

(I)

Năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh.

Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái “đại cục” này được gọi là “đại cục” để che lấp, che khuất hết những bất đồng, xung đột khác chăng? Có thể! Continue reading “Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”

Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “Is Political Change Coming to China?”, Project Syndicate, 14/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở Trung Quốc đương đại, sự thay đổi chính trị sâu sắc vẫn có thể – và đã – diễn ra ngay cả khi không có sự thay đổi chế độ hoặc dân chủ hóa kiểu phương Tây. Ví dụ rõ ràng nhất là thời kỳ cải cách và mở cửa bắt đầu vào năm 1978 dưới sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng từ chối chấp nhận các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng về cơ bản, ông đã thay đổi đường hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực trong đó.

Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 có thể đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của COVID-19 không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế giới nên được chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra sau đó. Continue reading “Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?”

Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc

“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc (TQ), hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.

Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia (hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo), Đạo giaPháp gia. Continue reading “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ưu tiên lúc này

Đó chính là tình thế của Washington vào lúc này. Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng và đủ khả năng áp dụng cách tiếp cận đua tranh hơn trước các đối thủ, cả về mặt quân sự, kinh tế, và ngoại giao. Trong nước, quá trình điều chỉnh trên nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng cao hơn cả mong đợi; lập trường cứng rắn của chính quyền với Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hầu hết các nghị sĩ, cả Dân chủ và Cộng hòa. Tương tự, sau nhiều năm do dự, giờ đây lưỡng đảng đã đồng thuận rằng mối đe dọa từ Kremlin là nghiêm trọng và phải bị ngăn chặn. Ở hải ngoại, thông điệp mới của Mỹ đã dẫn đến các thay đổi quan trọng. Các đồng minh Châu Âu bắt đầu chi nhiều hơn cho quốc phòng và duy trì một mặt trận chung cùng chống lại Nga bằng cách áp cấm vận; quan hệ quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ, Nhật Bản, và Ba Lan đã nồng thắm hơn đáng kể; trong khi các tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhằm rút chân khỏi Trung Quốc. Và đó chỉ là một số ví dụ. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)”

Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc

Tác giả: Lindsay Maizland | Giới thiệu: Minh Anh

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phấn đấu trở thành lực lượng thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan và các tranh chấp quốc tế ở Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khiến cho quân đội nước này trở nên hùng mạnh, hiệu quả và tiến bộ hơn về công nghệ để trở thành lực lượng hàng đầu trong vòng 30 năm tới. Với ngân sách tăng vọt trong thập kỷ qua, PLA đã được xếp vào hàng ngũ các quân đội hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tên lửa đạn đạo chống hạm. Continue reading “Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ là một mớ hỗn độn. Các trang báo giật tít rằng vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã chết. Các nhà bình luận nổi tiếng chăm chỉ gửi đi các cập nhật mới nhất từ tiền tuyến chiến dịch mà họ cho là do Tổng thống Donald Trump tiến hành nhằm phá vỡ trật tự thế giới tự do hậu chiến. Họ nói với chúng ta rằng thiệt hại đối với vị thế toàn cầu của Washington giờ đây là không thể nào khắc phục được nữa.

Nhưng ẩn sau làn sóng chỉ trích thường nhật ấy là một viễn cảnh khác. Trên thực tế, Hoa Kỳ đang sửa soạn cho một thời kỳ mới – một thời kỳ họ không còn thống trị tuyệt đối nữa, mà thay vào đó được đặc trưng bởi một Trung Quốc trỗi dậy và một nước Nga báo thù cùng tìm cách làm suy yếu quyền lãnh đạo của Mỹ và vẽ lại chính trị toàn cầu theo ý mình. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)”

Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

Tác giả: Ridvan Bari Urcosta | Giới thiệu: Minh Anh

Điều gì sẽ xảy ra nếu các kịch bản tồi tệ nhất về nCoV trở thành hiện thực và dịch bệnh này phát triển nhanh hơn so với các biện pháp phòng ngừa mà cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đang triển khai? Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra ở Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng này. Trong bối cảnh đó, hãy cùng nhau xem xét các hậu quả  địa chính trị và kinh tế của dịch bệnh này.

Dịch nCoV bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra và giảm mạnh so với con số 6,6% của năm 2018. Hôm 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho  việc kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau đó, dịch nCoV đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Continue reading “Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguồn: China’s flagship foreign policy aims to put itself at the centre of the world once again”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở biên giới Trung Quốc với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp bắt đầu ghi lại những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200.000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng phục vụ sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Quốc nối với Trung Á và Châu Âu. Continue reading “Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?

Nguồn: Rana Foroohar, “Coronavirus will hit global growth”, Financial Times, 03/02/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Tuần trước, hai mẹ con tôi được tận hưởng một kỳ nghỉ ở Istanbul. Kỳ nghỉ trở nên tuyệt vời hơn bởi chúng tôi được nâng cấp phòng có giá 1.000 euro dù chỉ trả 250 euro. Điều này xảy ra chủ yếu vì khách sạn chúng tôi ở, nơi thường được đặt kín chỗ bởi khách du lịch Trung Quốc, giờ gần như trống không.

Ở khắp nơi trong thành phố, các cửa tiệm trưng các bảng hiệu “Chúc mừng năm mới Trung Hoa” nhiều hơn bình thường để mời chào du khách vãng lai. Điều này dễ hiểu vì không có nhiều người như chúng tôi, theo lời lễ tân. “Vào dịp này năm ngoái, mọi nơi đều chật kín khách. Năm này thì không có ai.” Continue reading “Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

Nguồn: Nicholas Kristof, “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship”, New York Times,  29/01/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.

Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới. Continue reading “Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc”