“Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt

Nguồn: Elisabeth Braw, “Mongolia’s Paper Fleet Is Helping Russia Dodge Sanctions,” Foreign Policy, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quốc gia không giáp biển đang giúp mang lại cho các quốc gia khác một lựa chọn thuận tiện trên biển.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên giấy tờ, nước này có đến hơn 3.000 con tàu. Đất nước Bắc Á này đã thành lập một cơ quan đăng ký tàu biển, mà giống như cơ quan của các quốc gia khác, chuyên lợi dụng các quy tắc sơ sài của ngành vận tải biển, nay trở thành lựa chọn ưa thích của một nhóm chủ tàu đáng ngờ. Continue reading ““Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt”

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ. Continue reading “Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?”

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 14 tháng 9 năm 1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại U-lan-ba-to nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ. Tại đây, ông được Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp tiếp và nói: “Hôm nay, được Chính phủ Mông Cổ uỷ quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken xảy ra một vụ máy bay rơi, chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình, được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có 1 phụ nữ. Việc này xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo Sứ quán được … Máy bay quân sự Trung Quốc vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi, tôi thay mặt Chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong Chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này, phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.” Continue reading “Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ”

Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Nhiều lần nghe các thầy giáo cao niên của trường đại học phàn nàn thanh niên thời nay không biết, không quan tâm đến lịch sử, không có những kiến thức sơ đẳng nhất về lịch sử thế giới. Bản thân tôi, lúc đầu là giáo viên dạy môn Lịch sử Quan hệ quốc tế nên tôi nhất trí với nhận xét này. Để sẻ chia lời phàn nàn đó, tôi quyết định trả lời câu hỏi của nhiều người thường nêu ra. Tôi muốn làm rõ về “Chiến tranh Lạnh” là gì, tại sao nó xuất hiện, diễn biến ra sao và kết thúc lúc nào. Tôi muốn tóm lược các sự kiện một cách giản đơn nhất có thể và cũng muốn điểm lại sự tham gia của Mông Cổ trong cuộc chiến này. Continue reading “Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây

Tác giả: Baabar | Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Triều Tiên là nước thứ hai thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, vào ngày 15/10/1948. Năm 1946, Liên Xô và Trung Quốc công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, nhưng Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, đến năm 1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới mở Đại sứ quán của mình tại Ulan Bato. Do đó, Triều Tiên là quốc gia thứ hai trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953), Mông Cổ là quốc gia cộng sản luôn đứng về phía Triều Tiên, đã giúp rất nhiều vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp thịt cho Triều Tiên, Mông Cổ còn cung cấp ngựa chiến cho quốc gia này cũng như nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em Triều Tiên bị mồ côi trong chiến tranh. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây”

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.

Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”. Continue reading “Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ”

Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”

Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?

Tổng hợp và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 800 triệu người đang sống thời nay đều là hậu duệ của 11 cụ tổ, trong đó có Genghis Khan, tức Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), vị hoàng đế tàn bạo của Mông Cổ.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học di truyền ở Đại học Leicester nước Anh. Họ đã phát hiện 11 trình tự [sequence] độc đáo trong nhiễm sắc thể Y (đoạn DNA chỉ có ở nam giới) hiện vẫn tồn tại trong cơ thể người châu Á hiện đại. Qua phân tích một cách hệ thống DNA của hơn 5000 nam giới, nhóm nghiên cứu đã truy ngược dòng phụ hệ [huyết thống nam giới – male lineages] đến những tổ tiên gần nhau của họ. Continue reading “Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?”

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

Biên dịch: Trung Hiếu

Trong tất cả các đế chế từng nổi lên và thịnh vượng trên Trái Đất này, đâu là 5 đế chế hùng mạnh nhất? Làm thế nào có thể lựa chọn ra 5 đế chế trong hàng trăm đế chế từng ngự trị trong 5.000 năm qua? Bất cứ công thức nào về “5 đế chế hùng mạnh nhất” đều luôn tiềm ẩn yếu tố chủ quan, bởi lẽ tất cả các đế chế đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu xét trên nhiều tiêu chí thì có một số đế chế nổi bật hẳn lên vì chúng rất mạnh, lớn và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất. Continue reading “5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại”

Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ

Baron_ungern

Nguồn: Nick Danforth, “ISIS, but Buddhist“, The Atlantic, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu chuyện bị lãng quên về một Nam tước khát máu người Nga sẽ chỉ ra những điểm mới và cũ về Nhà nước Hồi giáo (IS).

Khi cuộc tranh cãi về mối quan hệ thực sự giữa IS và truyền thống Hồi giáo kéo dài, các nhà sử học nghiên cứu về Mông Cổ của thế kỷ 20 hẳn sẽ phải thắc mắc tại sao không ai đề cập đến Nam tước Roman Fedorovich von Ungern-Sternberg.

Vào đầu thập niên 1920, Ungern-Sternberg lập ra một nhà nước tự xưng lấy cảm hứng từ tôn giáo đóng tại Ulan Bator (Mông Cổ), khủng bố dân chúng của mình bằng những cuộc tàn sát tàn bạo công khai nhằm hiện thực hóa giấc mơ cứu thế của ông về việc khôi phục một đế quốc xa xưa. Câu chuyện về ông là một sự gợi mở cho bất kỳ ai đang cố gắng tìm hiểu những điểm đặc trưng và không đặc trưng của Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ”

Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?

2015-12-11-1

Nguồn: “Where is Genghis Khan buried?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bí ẩn bắt đầu vào ngày 18 tháng 8 năm 1227, khi lãnh tụ Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn qua đời không rõ nguyên nhân trong lúc đang dẫn đầu một cuộc chinh phạt ở Trung Hoa. Theo truyền thuyết, những người kế vị Thành Cát Tư Hãn đã giết hết bất kỳ ai nhìn thấy đoàn xe tang đưa linh cữu ông trở về Karakorum, kinh đô Mông Cổ. Khoảng 800 binh lính được cho là đã tàn sát 2.000 người dự lễ tang của ông, trước khi chính họ cũng bị hành quyết sau đó. Linh cữu của Thành Cát Tư Hãn được chôn tại một ngôi mộ vô danh để đảm bảo sự yên nghỉ của ông không bị quấy rầy. Vó ngựa đã dẫm đạp để làm mất hết mọi dấu vết chôn cất, và một số người cho rằng người ta đã chuyển hướng một con sông để dòng nước chảy qua ngôi mộ. Kết quả của những biện pháp cực đoan này là vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn sau gần 900 năm vẫn còn là một bí ẩn. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?”