Aide-mémoire

Aide-mémoire. Bản ghi nhớ.

Tuyên bố bằng văn bản thể hiện thái độ của chính phủ về một câu hỏi cụ thể mà một viên chức ngoại giao đặt ra cho đại điện chủ nhà, thường là một quan chức cấp bộ, và câu trả lời đã được trình bày tóm tắt bằng miệng. Đôi khi được gọi là ‘pro-memoria’ hoặc ‘memorandum,’ nó thường được nhà ngoại giao trao tận tay vào cuối cuộc trao đổi, hoặc được giao ngay sau đó cùng với một công hàm/ghi chú (note) đính kèm. Continue reading “Aide-mémoire”

Agrément

Agrément. Chấp thuận (đại diện ngoại giao).

Trước đây gọi là ‘agréation.’ Thuật ngữ này chỉ sự chấp thuận chính thức của nước tiếp nhận đối với một cá nhân được cử đến làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử. Việc đạt được sự chấp thuận trước khi một cá nhân được cử đi làm đại sứ (trong thực tế là trước khi tên của người đó được công bố công khai) là một yêu cầu bắt buộc theo Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao (1961). Tuy nhiên, khi chấp thuận người được đề cử từ các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), Anh không sử dụng thuật ngữ ‘agrément.’ Continue reading “Agrément”

Agreement

Agreement. Thỏa thuận.

Trong trường hợp trang trọng, thuật ngữ này được sử dụng để đặt tên cho một công cụ (instrument) pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, thông thường, nó được dùng để chỉ các văn bản ít trang trọng, có phạm vi giới hạn và không có nhiều bên (parties) tham gia ký kết. Xem thêm executive agreement.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Aggression

Aggression. Xâm lược.

Cuộc tấn công của một quốc gia nhằm vào một quốc gia khác bị xem là không chính đáng ở một hoặc nhiều khía cạnh về chính trị, luật pháp và đạo đức. Thông thường sẽ có bất đồng về tính chính đáng của một cuộc tấn công. Liên Hiệp Quốc đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề bằng cách đưa ra một định nghĩa về hành vi xâm lược và vào năm 1974, và Đại hội đồng LHQ (General Assembly) đã nhất trí (consensus) với một định nghĩa như vậy. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận về cách diễn giải và áp dụng phù hợp của nó.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent in place

Agent in place. Đặc vụ tại chỗ.

Người có khả năng truy cập các thông tin nhạy cảm cấp cao (ví dụ như thông tin ở các bộ, cơ quan tình báo hoặc cơ sở nghiên cứu vũ khí), và cung cấp thông tin này, một cách thường xuyên, cho cơ quan tình báo của một nước khác. Các đặc vụ này không phải là những người được ‘cài cắm’ vào các vị trí này mà là công dân của đất nước nơi họ sinh sống và thường là những nhân viên phục vụ lâu năm và đáng tin cậy. Chính vì những lý do này mà họ được các cơ quan phụ trách thu thập thông tin tình báo nước ngoài (foreign intelligence, nghĩa 1) coi là tài sản tình báo (humint assets) vô giá.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent-general

Agent-general. Trưởng đại diện.

Danh hiệu thường được trao cho đại diện ngoại giao tại London của một bang thuộc Liên bang Australia hoặc của một tỉnh thuộc Liên bang Canada. Hầu hết các bang của Australia và một số tỉnh của Canada có đại diện như vậy tại Anh. Những người đại diện này không được hưởng quy chế ngoại giao. Nhưng Anh dành cho họ những quyền ưu đãi và miễn trừ ở mức độ được quy định trong Công ước Vienna về Quan hệ lãnh sự (1963). Xem thêm agent (nghĩa 3).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent

Agent

(1) Trong giai đoạn đầu của thời kỳ cận đại, đây được xem là cấp bậc thấp nhất trong cấp bậc ngoại giao (diplomatic ranks, nghĩa 1). Họ thường hiện diện tại các triều đình do có thể thu được lợi thế thương mại nhờ sự hiện diện của họ, nhưng lợi ích chính trị là không đáng kể. George III, vị vua Anh ở thế kỷ thứ 18, người buộc phải trao độc lập cho các thuộc địa Mỹ, cho rằng đây là cấp độ thích hợp nhất để thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ giai đoạn đầu mới thành lập. 

(2) Khi đi kèm với từ “diplomatic” (tức diplomatic agent), thuật ngữ này có nghĩa là nhà ngoại giao (diplomat).  Continue reading “Agent”

Agenda

Agenda. Chương trình nghị sự.

(1) Danh sách các chủ đề sẽ được thảo luận trong một cuộc đàm phán. Đây là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuẩn bị đàm phán (prenegotiations), khi thứ tự các chủ đề thảo luận cũng như bản chất của các chủ đề cần được thống nhất.

(2) Trong cụm từ ‘chương trình nghị sự ẩn’ (hidden agenda), thuật ngữ này có nghĩa là ‘mục đích’; do đó cả cụm có nghĩa là mục đích ẩn hoặc mục đích bí mật.

=> Quay về Mục lục Từ điển

African Union (AU)

African Union (AU). Liên minh Châu Phi.

AU được thành lập vào năm 2002 với tư cách là tổ chức thừa kế của Tổ chức Châu Phi Thống nhất (Organization of African Unity  – OAU) được thành lập vào năm 1963 nhằm thúc đẩy sự thống nhất và đoàn kết của Châu Phi.

Dựa trên mô hình của Liên minh Châu Âu (EU), cơ quan hoạch định chính sách chính của AU là Hội đồng Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu Chính phủ. Ngoài ra còn có một Hội đồng Hành pháp bao gồm các bộ trưởng ngoại giao hoặc các bộ trưởng khác; một Ủy ban Đại diện Thường trực; một Ban thư ký đặt tại trụ sở chính và được chỉ đạo bởi Chủ tịch AU; và một loạt các Ủy ban Kỹ thuật Chuyên ngành trực thuộc Ban thư ký và do các Ủy viên đứng đầu. Người ta cũng hy vọng rằng xã hội dân sự (civil society) sẽ tham gia vào AU nhiều hơn so với thời OAU. Trụ sở chính của AU vẫn đặt tại Addis Ababa, thủ đô Ethiopia.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Advisory treaty

Advisory treaty. Hiệp ước tư vấn.

Hiệp ước giữa một đế quốc thực dân và người đứng đầu một bộ lạc, theo đó, để đổi lấy sự bảo trợ và các ưu đãi khác (thường là tiền và vũ khí), bộ lạc sẽ chỉ chấp nhận sự tư vấn chính trị từ đế quốc bảo trợ.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Advisory opinion

Advisory opinion. Ý kiến tư vấn.

Câu trả lời của Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) giải thích một điểm trong luật dựa trên câu hỏi được đưa ra bởi các cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoặc các cơ quan chuyên môn (specialized agencies) được phép đưa ra câu hỏi đó. Continue reading “Advisory opinion”

Ad referendum

Ad referendum. (thỏa thuận) mở.

Cụm từ này hàm ý rằng một quyết định hoặc một thỏa thuận không chính thức được nhà ngoại giao đưa ra mà không có hướng dẫn cụ thể nào (hoặc chưa có các chi tiết cụ thể – NBT), và do đó cần phải có sự chấp thuận tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền thì quyết định hay thỏa thuận đó mới có hiệu lực.

Ví dụ: The United Nations New Agenda for the Development of Africa in the 1990s was adopted by consensus ad referendum and recommended for approval by the Assembly later this year. (Nguồn: wiktionary)

Adoption

Adoption. Thông qua.

Hành động chính thức theo đó một hiệp ước (treaty) được chấp thuận bởi các quốc gia tham gia đàm phán, hoặc bởi tổ chức quốc tế (international organization) nơi đàm phán diễn ra. Việc ký hiệp ước (signature of a treaty) cũng được coi là hành động đánh dấu việc thông qua hiệp ước của quốc gia liên quan.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Administrative and technical staff

Administrative and technical staff. Nhân viên hành chính và kỹ thuật.

Một khái niệm được định nghĩa bởi Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao (1961) để chỉ nhóm người từng được gọi là đoàn đại sứ (ambassador’s suite).

Đây là những nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao chuyên thực hiện các công việc như phiên dịch, thư ký, văn thư, tài chính và thông tin liên lạc. Họ khác với nhân viên ngoại giao (diplomatic staff)nhân viên phục vụ (service/ domestic staff). Continue reading “Administrative and technical staff”

Adjudication

Adjudication. Xét xử tranh chấp.

Một quy trình giải quyết tranh chấp, đôi khi không dựa trên luật mà dựa trên cơ sở công bằng và đúng đắn (ex aequo et bono), nhưng hầu như luôn dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế (international law).

Quá trình này có thể diễn ra dưới hình thức trọng tài (arbitration) hoặc một giải pháp tư pháp (judicial settlement). Continue reading “Adjudication”

Ad hoc diplomat

Ad hoc diplomat. Nhà ngoại giao đặc biệt.

Cụm từ này không có một nghĩa cụ thể cố định. Nó đôi khi được sử dụng:

(1) như một cách mô tả vai trò của những người nắm giữ vị trí chính trị – chẳng hạn như người đứng đầu chính phủ, hoặc bộ trưởng ngoại giao – khi họ tham gia vào hoạt động ngoại giao. Các hoạt động kiểu này có thể diễn ra tại một cuộc họp thượng đỉnh (summit meeting), một tổ chức quốc tế (international organization) hoặc tại một hội nghị quốc tế; và

(2) để chỉ các thành viên của một phái đoàn đặc biệt (special mission).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Ad hoc diplomacy

Ad hoc diplomacy. Ngoại giao đặc biệt.

Một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để chỉ hoạt động ngoại giao được thực hiện bằng các phương thức không liên tục hoặc tạm thời, chẳng hạn như đại sứ lưu động (roving ambassador) hoặc phái đoàn đặc biệt (special mission). Do đó, nó khác với việc thực hiện hoạt động ngoại giao thông qua phái đoàn thường trực (permanent mission) hoặc phái đoàn thường trú (resident mission).

=> Quay về Mục lục Từ điển