Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy

baodaihcm

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác. Continue reading “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5

10. Bản án

Tháng 1 năm 1960 diễn ra phiên tòa chống lại những người bị cáo buộc làm gián điệp. Trần Duy, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt không thuộc số những người bị khởi tố, mà, như Hoàng Cầm nhớ lại, họ chỉ xuất hiện như những nhân chứng. Họ phải có mặt ở phiên tòa 5 ngày liền để phục vụ yêu cầu của tòa án. Phan Khôi, như đã nói ở trên, bị báo chí năm 1958 quy kết là “một phần tử hoạt động nguy hiểm” cho Pháp, đã qua đời đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Nguyễn Hữu Đang không bị khởi tố với tư cách là lãnh tụ chính trị của Nhân văn, mà, một mặt ông bị cáo buộc làm gián điệp, mặt khác ông bị kết tội vì tổ chức trốn chạy khỏi miền Bắc thông qua sự trợ giúp của một “tổ chức”. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)”

Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn

leduan

“Chúng ta thường nói Đại hội Đảng VI là mốc son của công cuộc đổi mới đất nước. Điều đó đúng, nhưng không có nghĩa là đến Đại hội VI mới có đổi mới, ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội IV, tới Đại hội V nó rõ dần, và tới trước thềm Đại hội VI thì tình thế, điều kiện về mọi mặt chín muồi cho Đảng và Nhà nước ta quyết định công bố đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước”, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại.

“Ông Hai trăm Bu-gi”

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với anh Lê Duẩn là tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng đầu năm 1947 ở Đồng Tháp Mười. Lúc đó ở Nam Bộ tổ chức cộng sản có hai phái  “Tiền Phong” và “Giải Phóng” cùng lãnh đạo quần chúng làm cách mạng  nhưng hai phái không đoàn kết mà lại tranh giành ảnh hưởng với nhau. Anh Lê Duẩn chủ trì hội nghị, một hội nghị vô cùng quan trọng vì không những nó hợp nhất, củng cố, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà nó còn định hướng cho tổ chức Đảng các cấp trong toàn Xứ ủy để lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trước tình hình cấp bách đang diễn ra. Continue reading “Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4

9. Xét lại, Trốt-kít, gián điệp

Mặc dù đã ban lệnh cấm Nhân văn, các tổ chức chính quyền vẫn tỏ ra khá dè dặt – những “sự kiện ở Hungary” đã gây ra bầu không khí hoang mang trong khối các nước xã hội chủ nghĩa khiến người ta phải đặc biệt cảnh giác. BáoNhân văn bị cho là đã:

từ đối lập văn nghệ càng lúc càng (lấn sang)… chính trị, có tính phá hoại và gây chia rẽ, (vì vậy) các tổ chức Đảng và các cơ quan báo chí vẫn phải tiếp tục (bàn về) vấn đề trí thức. Chủ trương chung của các bài viết này là trí thức, nhất là những người đã tham gia kháng chiến, phải tin tưởng hơn vào Đảng. Trong một bài phát biểu không công bố của Trường Chinh, Đảng đã đề cập tới vấn đề trí thức, trong đó nhấn mạnh Đảng phải có thái độ thẳng thắn và rõ ràng với trí thức. Đây là nền chuyên chính của toàn thể giai cấp công nhân chứ không phải của một vài cá nhân. Nếu quả thực có hiện tượng đó thì đấy là sai lầm và cần phải sửa.[i] Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P4)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3

  1. Giai phm

Điều gì đã xảy ra trong giới văn nghệ sĩ và trí thức Hà Nội thời gian này? Như tôi đã nói, tạp chí Giai phm mùa Xuân do Hoàng Cầm chủ trương đã được xuất bản nhân dịp Tết nguyên đán tháng 3 năm 1956. Trong số báo này, các tác giả đã không viện dẫn đến Liên Xô hay Trung Quốc, mà họ chọn Trường Chinh, nhà tư tưởng hàng đầu của Đảng, bằng việc trích dẫn báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” năm 1948, trong đó Trường Chinh viết:“Không có phê bình, không có lun chiến, phong trào văn ngh nước ta êm đm quá, trm mc quá… Phê bình vi thái đ ph trách, vi ý đnh chân thành, vi li l khiêm tn thì chng nhng không có hi mà còn giúp cho nhau thêm tiến b và hiu nhau thêm. Xut phát t đoàn kết mà phê bình đ tăng cường đoàn kết, như thế mi tht là đoàn kết chân chính.Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P4)”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ

minhhuong

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Continue reading “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

  1. Nguyn Chí Thanh, Trn Dn và D tho đ ngh 32 đim

Trong cái mùa Đông buồn tầm tã năm 1954/55, một nhóm văn nghệ sĩ và nhà báo đã tụ họp lại, tất cả họ đều là thành viên của Phòng Văn nghệ Quân đội, để bàn về một định hướng tư tưởng-văn hóa mới và rốt cuộc, họ đòi lãnh đạo chấp thuận định hướng này. Quân đội miền Bắc hồi đó được xem như một “trường học về dân chủ”[1], bởi vì ngay trong thời kỳ kháng chiến vẫn có những cuộc phê phán được phép diễn ra trong hàng ngũ quân đội. Thế nên giờ đây, khi hòa bình đã lập lại, những vấn đề bức xúc càng phải được mang ra thảo luận mạnh mẽ và gấp rút hơn bao giờ hết. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16

ryukyu

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

1. Người ta từng biết Ryukyu là một “Vương quốc biển” (1), sớm có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỷ, từ năm 1372 đến 1570, Ryukyu đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán châu Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực. Trong khoảng thời gian đó, hàng trăm thuyền buôn từ Ryukyu đã đến các thương cảng Đông Nam Á như: Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java… Đồng thời, vương quốc này cũng cử nhiều đoàn thuyền đến giao thương với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những nguồn tư liệu viết về quan hệ quốc tế cũng như thương mại của Ryukyu hiện còn không nhiều và khá tản mạn. Trong số đó, những tài liệu văn bản bằng Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ là phong phú hơn cả. Continue reading “Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1

  1. n s Nguyn Sơn

Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng Trung Quốc đã có từ rất lâu trước năm 1950. Trong một khảo luận xuất sắc về thế giới quan lưỡng cực và mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Tường Vũ đã chỉ ra rằng, từ những năm đầu 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn sử dụng các hình ảnh anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ hoặc Trần Hưng Đạo cho mục đích tuyên truyền của mình. Tuy nhiên trong các văn bản nội bộ, không được phổ biến cho quần chúng, giới lãnh đạo không bao giờ nói tới Quang Trung hay Lê Lợi mà luôn luôn là Mác, Lê-nin, Xta-lin[1]. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)

thdn

Biên dịch: Talawas

Lời giới thiệu: Tác phẩm Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản ở dạng tạp chí nghiên cứu (Hamburger Südostasienstudien, Band 3) năm 2009, ngày 15/3/2010 này sẽ được nhà xuất bản Regiospectra ở Berlin  tái bản. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện với sự cộng tác nhiệt tình của tác giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho talawas bản quyền tiếng Việt của tác phẩm này.

  1. Dẫn nhập [1]

Ngay khi các binh đoàn bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân trở về Thủ đô Hà Nội, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hình thành sau cuộc kháng chiến tám năm chống thực dân Pháp và Hiệp định Genève 1954, đã sớm phải đón nhận hai cuộc khủng khoảng nội chính nặng nề: một ở nông thôn và một ở thành thị, mà cuộc khủng hoảng ở thành thị phần nào là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở nông thôn. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)”

Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa

clashx

Nguồn: Edward W. Said: “The Clash of Definitions”, in Reflections on Exile and Other Essays (Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 2000, pp.569-590). (1)

Biên dịch: Lê Nguyên Long

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh?(2) của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ, chia nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau: “Những chia rẽ lớn của nhân loại và nguồn gốc chi phối xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ thống trị nền chính trị toàn cầu”. Sau đó Huntington giải thích rằng cuộc đụng độ chính yếu sẽ là giữa nền văn minh phương Tây với các nền văn minh phi phương Tây, và trên thực tế ông đã dành khá nhiều thời gian trong tiểu luận này để thảo luận về các bất đồng cơ bản, hoặc tiềm tàng hoặc trên thực tế, giữa cái mà ông gọi một bên là phương Tây và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và Khổng giáo. Chi tiết mà nói, Hồi giáo dành được một sự quan tâm đặc biệt lớn hơn bất kì nền văn minh nào khác kể cả phương Tây. Continue reading “Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.

Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.

Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô. Continue reading “Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch: Qua việc đánh giá một số sách tiếng Anh[1] xuất bản vào dịp kỷ niệm năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh, Philip D. Zelikow đã trình bày những bước thăng trầm đối xung nhau của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản từ sau Thế chiến II. Mặc dù trong những năm 1989-1990 đa số người Mỹ tập chú vào vai trò của Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong nỗ lực phá sập hệ thống Xô Viết, nhưng ngày nay một sử quan mới có khuynh hướng nhấn mạnh những chuyển biến kinh tế chính trị đã đưa đến một Châu Âu hợp nhất, vai trò của Tây Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl, sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Liên Xô, và nhất là quyết định cải tổ chính trị và chính sách bất can thiệp vào nội tình các nước chư hầu Đông Âu do Gobarchev chủ trương. Bài điểm sách này còn là một phản biện dành cho cuốn The Suicide of The West (Cuộc tự sát của Phương Tây) của James Burnham. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Bài liên quan: Phần I

Nối lại liên lạc giữa Hoa kỳ với VNDCCH ở Băng-cốc?

Mark Bradley mới đây đã loại bỏ giả thuyết cho rằng phía Hoa Kỳ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc khả năng hướng đến một thoả thuận “trung lập” với VNDCCH, kiểu như với Ti-tô. [1] Khả năng đó có thể có, nhưng một quyết định kiểu như vậy chính là điều mà phong trào quốc tế cộng sản rất sợ. Vấn đề là ở chỗ, những nỗ lực tiếp cận của Hoa Kỳ, thậm chí chỉ là cảm giác bóng gió về sự tiếp cận của Hoa Kỳ với phía VNDCCH trong những năm cuối thập kỷ 40 cũng góp phần làm dày thêm đám mây nghi ngờ của giới quốc tế cộng sản đang phủ trên đầu ĐCSĐD và Hồ Chí Minh. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Tóm tắt: Bài viết này lập luận rằng nền ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cận kề thất bại hơn chúng ta từng nghĩ. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1950, những người cộng sản Việt Nam đã gặp khó khăn chồng chất trong khi hội nhập phong trào cộng sản quốc tế. Hơn ai hết, chính Stalin đã nghi ngại Hồ Chí Minh, người mà ông ta cho là không đáng tin vì đã “giải tán” Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945. Bài viết này kết luận rằng, nhờ có sức ép của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà Stalin mới đồng ý công nhận VNDCCH. Nếu không có sự kiện này, những người cộng sản Việt Nam sẽ chịu thế cô lập gần như hoàn toàn ngay vào thời điểm sống còn của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)”